Làm tốt công tác tuyên truyền, người dân có ý thức trả nợ, lãi tốt hơn
(VBSP News) Đã ngoài 60 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Hiệp ở ấp Ninh Lợi, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) vẫn nhanh nhẹn và hoạt bát. Ở cái tuổi “lục tuần”, lẽ ra ông được nghỉ ngơi, vui thú tuổi già nhưng ông dành hết thời gian để tận tâm cống hiến cho dân nghèo bằng công việc Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Thôn Đào 2 có anh Tổ trưởng tận tâm với công việc
(VBSP News) Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Đào 2 là một trong 374 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã được NHCSXH phối hợp với Hội Phụ nữ xã Trì Quang xây dựng, kiện toàn và đảm bảo chất lượng hoạt động. Anh Đặng Văn Quỳnh, dân tộc Dao là Tổ trưởng được nhiều người khen ngợi bởi 10 năm có lẻ, anh luôn gắn bó với công việc giúp đỡ đồng bào dân tộc trong bản nghèo vay vốn chính sách ưu đãi. Bà con sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất, giảm được nghèo khó, ổn định cuộc sống.
Thi đua tạo sức bật mới ở Hưng Yên
(VBSP News) Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, NHCSXH tỉnh Hưng Yên luôn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua diễn ra sôi nổi và đạt được nhiều thành tích quan trọng, thực sự là động lực để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Người Tổ trưởng trách nhiệm với công việc
(VBSP News) Trong số đại biểu dự Hội nghị điển hình tiên tiến NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ II, giai đoạn 2010 - 2015 vừa qua, có chị Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Ngọc Anh, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang đã để lại ấn tượng tốt đẹp với nhiều thành tích thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn vay ưu đãi và nhiệt tình trong phong trào phụ nữ giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.
Làm tốt công việc là nhờ tín nhiệm của bà con
(VBSP News) “Được làm cầu nối đưa tín dụng chính sách đến với người nghèo là niềm vui lớn trong cuộc đời tôi. Hễ được bà con tín nhiệm, công việc dù có cực nhọc, khó khăn tôi cũng lấy đó làm niềm động viên phấn đấu”. Đó là lời tâm sự của chị Nguyễn Hồng Anh - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Tân Tạo, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).
Người chuyên tâm với công việc của Tổ tiết kiệm và vay vốn
(VBSP News) Nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở và nhiệt tình với công việc, đó là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi trò chuyện, tiếp xúc với chị Trần Thị Sâm - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Từ khi được bầu làm Tổ trưởng đến nay, chị đã giúp nhiều gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả, góp phần thực hiện thành công công tác giảm nghèo tại địa phương.
Tâm huyết với công tác giảm nghèo
Người Tổ trưởng luôn sâu sát với hộ nghèo
(VBSP News) Gần gũi, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là cảm nhận chung của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Hải Thuận, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải (Thái Bình) khi nhắc tới Tổ trưởng Tạ Xuân Mô. Điều tạo ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với chúng tôi về hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do ông Mô làm Tổ trưởng là trong tổ không có nợ quá hạn, tất cả hộ vay đều có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi, trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Người biết sử dụng đồng vốn vay
Người bắc “nhịp cầu” vững chắc cho người nghèo bên dãy Trường Sơn
(VBSP News) Vào một buổi sớm mùa hạ bên dãy Trường Sơn hùng vĩ chúng tôi đã gặp anh Hồ Sỹ Khu - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn La Tưng, xã A Đớt, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Chàng trai người dân tộc Tà Ôi, mới 27 tuổi với vóc dáng thấp đậm và giọng nói nhát ngừng ấy đã có những đóng góp về việc giảm nghèo trên vùng cao biên giới, được NHCSXH từ huyện đến tỉnh khen ngợi về thành tích đưa Tổ tiết kiệm và vay vốn trở thành điển hình thực hiện tốt việc vay vốn, sử dụng vốn vay ưu đãi đạt hiệu quả.
Tôi mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp tín dụng chính sách
(VBSP News) “Thu nhập của các Ngân hàng thương mại thường cao hơn NHCSXH, nhưng thú thực có đi cơ sở, đến tận hộ dân nghèo ở các thôn, làng mới hiểu hết được cuộc sống của người dân vùng khó khăn, và tôi muốn được chia sẻ với họ. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục cống hiến và phấn đấu cho sự nghiệp tín dụng chính sách và hoạt động của NHCSXH” - đó là lời tâm sự chân thành của anh Nguyễn Bình Nam - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc (Hòa Bình).
Người biết cách quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách hiệu quả
Người luôn trăn trở với công tác giảm nghèo
(VBSP News) Giữa cái nắng chói chang của mùa hạ, chúng tôi đến xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (Hà Giang) gặp ông Nguyễn Văn Thuận - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Vĩnh Xuân, nhiều năm qua ông đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn vay chính sách, hình ảnh của ông đã trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân nơi đây.
Vui cùng niềm vui thoát nghèo của tổ viên
Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi
Người Tổ trưởng đáng được nêu gương và học tập
(VBSP News) Đến ấp Phú Hòa, xã Phú Long, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) nhắc đến ông Trương Văn Lanh hay còn gọi là ông Năm Lanh thì hầu như ai cũng biết, đặc biệt là bà con hộ nghèo. Với trên 10 năm kinh nghiệm trong vai trò là Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH huyện, ông đã trực tiếp giúp bà con trong thôn vay vốn chính sách thuận lợi, sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển sản xuất, giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Người cán bộ tín dụng xứng đáng được biểu dương
Bản Trống Tông có Tổ trưởng Hờ A Tình
(VBSP News) “Người dân quê mình còn nghèo lắm, nguyên nhân thì có nhiều nhưng thiếu vốn, thiếu kiến thức là cơ bản. Được cấp trên tin tưởng, bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn mình hăng hái nhận ngay. Biết là vất vả đấy nhưng mình sẽ cố gắng vì đây là cơ hội để người dân trong bản vươn lên”. Lời tâm sự rất mộc mạc và chân thành của Hờ A Tình - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã gây ấn tượng với chúng tôi và bất kỳ ai quan tâm đến hoạt động của NHCSXH cũng như công cuộc giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao còn đầy rẫy những khó khăn này.
Hội Phụ nữ tiêu biểu về công tác nhận uỷ thác tín dụng chính sách
(VBSP News) Ở thành phố Kon Tum (Kon Tum) có phường Lê Lợi từ lâu đã hình thành 2 khu vực nông thôn và thành thị rõ rệt, với 2/3 là làng xóm có núi đồi bao quanh và hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên sinh sống, nghèo khó, thiếu thốn cả kiến thức lẫn vốn sản xuất; còn lại là người kinh xen lẫn người Ba Na, Xê Đăng, người từ các nơi khác về ngụ cư tại các hẻm phố thuộc địa bàn thành thị song đời sống vẫn gặp không ít khó khăn. Từ thực tế đó, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể phường Lê Lợi, trong đó có Hội Phụ nữ đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, lồng ghép với việc ứng dụng tiến bộ KHKT đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.