Cần tạo động lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý giới thiệu bảng công khai niêm yết các thông tin về tín dụng chính sách tại Điểm giao dịch xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho các nhà khoa học (VBSP News) Một trong những chính sách thiết thực nhất góp phần quan trọng vực dậy kinh tế gia đình của người dân vùng khó khăn, đặc biệt là đồng bào DTTS đó chính là nguồn vốn vay hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Từ nguồn vốn này, nhiều hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đã dần vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Khát vọng đổi đời của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Chị Châu Thị Nắng ở thôn Tuấn Tú, xã An Hải đầu tư vào chăn nuôi và đã phát huy hiệu quả, thoát nghèo bền vững (VBSP News) Với đồng bào Chăm ở dải đất tỉnh Ninh Thuận, trong hành trình phát triển kinh tế, nguồn vốn tín dụng chính sách đã luôn sát cánh và là “điểm tựa” tiếp sức cho đồng bào Chăm trên địa bàn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn thiết thực này đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội vùng cao biên giới Lào Cai

Một buổi sinh hoạt, bình xét hộ nghèo được vay vốn tại Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Văng Đẹt, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương (VBSP News) Thời điểm một thập niên trước, Lào Cai còn là một trong 6 tỉnh nghèo nhất nước, có đến 139/161 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn và 3 huyện là Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ với trên 54% hộ nghèo. Trước thực trạng đó, cùng với việc khôi phục nền kinh tế sau khi tái lập tỉnh, việc bảo đảm an sinh xã hội trên toàn địa bàn, nhất là ở các huyện, các xã đặc biệt khó khăn vùng cao biên giới được tỉnh Lào Cai xác định là một trong những mục tiêu quan trọng. Nhiều chính sách giảm nghèo của Trung ương, của địa phương đã được ban hành và thực hiện rộng rãi, đạt hiệu quả như chương trình 135, 134, 30a, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS đã góp phần tích cực thúc đẩy công tác XĐGN nhanh và bền vững.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Hiệu quả cho vay đồng bào DTTS ở Sơn La

Tại các buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn, các hội, đoàn thể tuyên truyền kịp thời cho bà con hiểu về chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước và cùng trao đổi cách làm hay trong phát triển kinh tế hộ (VBSP News) Đồng bào DTTS ở tỉnh Sơn La chiếm 84,5% dân số trên toàn tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Sơn La có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho trên 1,1 triệu người dân trên địa bàn, song do xuất phát điểm thấp cùng khó khăn đặc thù của vùng miền núi nên kết quả chưa cao, hiện vẫn còn 5/64 huyện nghèo nhất nước, với 102 xã, 1.341 thôn bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 55%.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Vốn vay chính sách tiếp sức cho mô hình sản xuất nông nghiệp mới

Mô hình trồng sả làm tinh dầu ở Khẩu Cồ (VBSP News) Với rất nhiều mô hình dù là tuổi trẻ khởi nghiệp hay những người nông dân quyết chí làm giàu, nhưng tất cả họ đều có chung một khát vọng, đưa ý tưởng canh tác nông nghiệp bằng chính bàn tay lao động vào canh tác trên đồng đất quê hương, vừa mang lại nguồn thu cho gia đình, vừa tạo việc làm và xây dựng diện mạo nông thôn Bảo Thắng ngày càng tươi mới, giàu đẹp. Vậy nhưng, ngoài những “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì có thêm đồng vốn phát triển sản xuất đang tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân vững lòng tin với những mô hình sản xuất nông nghiệp mới tại địa phương.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Krông Pa tập trung đẩy mạnh giảm nghèo trong vùng DTTS

Đồng bào DTTS huyện Krông Pa sử dụng vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế vườn đồi (VBSP News) Xác định tập trung giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS là yếu tố quyết định để đẩy nhanh quá trình giảm nghèo ở địa phương nên thời gian qua, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giúp bà con thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Điểm sáng Lộc Bình

Ông Lý Văn Yên ở thôn Hua Cầu, xã Đông Quan đang được Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn gửi tiền tiết kiệm (VBSP News) NHCSXH huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) là đơn vị dẫn đầu trong việc nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn. Qua đó, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách nâng cao ý thức tiết kiệm, có điều kiện trả nợ, giảm gánh nặng khi đến thời hạn hoàn trả vốn vay.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Nam Định nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay

Được NHCSXH cho vay, gia đình anh Nguyễn Văn Phú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng đã đầu tư máy đục công nghệ CNC sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động tại địa phương (VBSP News) Những năm qua, mục tiêu giảm nghèo bền vững ở tỉnh Nam Định luôn được duy trì, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất của người dân được nâng lên. Kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế từ NHCSXH. Nguồn vốn vay đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, gia đình chính sách ở các địa phương trong tỉnh mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển SXKD từng bước vươn lên.
Tin mới cập nhật   24/07/2018  

Tọa đàm “Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cho người nghèo và phụ nữ Việt Nam - Cơ hội và thách thức”.

Quang cảnh buổi tọa đàm (VBSP News) Sáng ngày 20/7/2018, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với NHCSXH và Trung tâm tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VMFWG) tổ chức Tọa đàm “Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động cho người nghèo và phụ nữ Việt Nam - Cơ hội và thách thức”. Buổi toạ đàm nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức tài chính vi mô về dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động ở Việt Nam nói chung, cho người nghèo và phụ nữ nói riêng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về xu thế và lợi ích dịch vụ ngân hàng số và thảo luận những cơ hội và thách thức trong việc đưa dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đặc biệt là phụ nữ tại Việt Nam.
Ngân hàng số/Digital Banking, Tin mới cập nhật   20/07/2018  

Đưa vốn đến người có công

Nhờ có vốn vay mà nhiều hộ gia đình ở Hậu Giang có điều kiện chăm sóc vườn cây ăn quả tốt hơn, cho thu nhập khá (VBSP News) Từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tỉnh Hậu Giang để hỗ trợ vốn cho vay sản xuất phát triển kinh tế đối với gia đình có công đã ngày càng phát huy hiệu quả.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Nhịp cầu dẫn vốn thân thương trên rẻo cao Đakrông

Tổ trưởng Hồ Thị Ngoai (áo xanh) cùng cán bộ NHCSXH huyện Đăkrong thường xuyên đến thăm hỏi, động viên hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích (VBSP News) Xác định Tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò quan trọng trong hành trình đưa vốn tín dụng chính sách đến kịp thời với người nghèo, hơn 15 năm qua, NHCSXH đã cùng các địa phương và 4 tổ chức hội, đoàn thể mở rộng mạng lưới hoạt động đến tận các thôn, ấp, bản. Nhờ đó, số lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi

Gia đình anh Rơ Châm San ở làng Kênh, xã Nghĩa Hòa thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi (VBSP News) Nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo từ NHCSXH huyện Chư Pah (Gia Lai) nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 15,41%.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Tín hiệu tốt của xã thuần nông

Nhiều hộ gia đình ở làng Găng góp vốn mua máy ép mía thay sức người (VBSP News) Xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) là một trong những xã thuần nông. Mùa này, các ngả đường vào các thôn, xóm đi đâu cũng thơm nức mùi mật mía, bên cạnh đó là những bãi cam xanh mướt, những trang trại dê, gà, vịt... Những năm gần đây nhờ được vay vốn tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Nghĩa Đàn, quê nghèo xuất hiện nhiều trang trại, nhiều mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, có thu nhập ổn định nên số thanh niên tha phương tìm kiếm việc làm giảm dần.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Nguồn vốn ưu đãi giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Anh Hoàng Ngọc Viễn chăm sóc đồi quế (VBSP News) Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Cầu nối quan trọng dẫn vốn ưu đãi

NHCSXH huyện Mai Châu giao dịch tại xã Tòng Đậu (VBSP News) Là mắt xích trong dây chuyền dẫn vốn ưu đãi, thực tế cho thấy, Tổ tiết kiệm và vay vốn là nền tảng để nâng cao hiệu quả và chất lượng vốn tín dụng. Tổ hoạt động tốt, tương trợ, phổ biến kinh nghiệm giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Tin mới cập nhật   16/07/2018  

Mang vốn đến cho đồng bào vùng cao

Anh Hồ Văn To, người dân tộc Cor ở thôn Răng Cưa, xã Trà Hiệp, huyện Tây Trà có được đàn bò hôm nay là do vay và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH (VBSP News) Trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh đầu tư tín dụng ưu đãi, góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt vùng sâu, vùng xa, cải thiện đời sống cho đông đảo hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS.
Tin mới cập nhật   10/07/2018  

Người K’ho thoát nghèo

Chị Hoàng Thị Hà (thứ 3 từ trái qua) giới thiệu các sản phẩm của tổ sản xuất thủ công mỹ nghệ mây, lục bình của xã Măng Tố với cán bộ NHCSXH (VBSP News) Nguồn vốn từ NHCSXH tỉnh Bình Thuận không chỉ giúp gia đình người phụ nữ K’ho Hoàng Thị Hà ở xã Măng Tố, huyện Tánh Linh vươn lên, ổn định cuộc sống, mà còn trở thành công cụ thoát nghèo của cộng đồng DTTS trong xã.
Tin mới cập nhật   10/07/2018  

Nữ Tổ trưởng hết mình vì công việc

Chị Trần Ngọc Tiếng (bên phải) kiểm tra việc sử dụng vốn ưu đãi của tổ viên (VBSP News) Nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở và nhiệt tình với công việc, đó là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi trò chuyện, tiếp xúc với chị, chị là Trần Ngọc Tiếng - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn khóm 3, phường 3, TP Vĩnh Long (Vĩnh Long). Từ khi được bầu làm Tổ trưởng, chị đã giúp nhiều chị em phụ nữ có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả, góp phần thực hiện thành công giảm nghèo tại địa phương.
Tin mới cập nhật   10/07/2018  

Người ăn cơm nhà, vác tù và

Định kỳ hằng tháng, các tổ viên đến nhà Tổ trưởng nộp lãi tiền vay (VBSP News) Là mắt xích cuối cùng trong dây chuyền dẫn vốn, hơn ai hết những Tổ trưởng, Tổ phó Tổ tiết kiệm và vay vốn là người cùng làng, cùng bản nên hiểu được từng gia cảnh mỗi thành viên. Từ đó, họ chia sẻ cả về tinh thần và kinh tế giúp các thành viên thoát nghèo.
Tin mới cập nhật   10/07/2018  

Điểm tựa của người dân vùng sâu

Bà Đỗ Thị Hải ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập chăm sóc 2 con bò từ vốn vay NHCSXH (VBSP News) Với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cùng việc xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn, những năm qua, NHCSXH huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) đã thực hiện tốt vai trò trong việc đưa vốn chính sách đến người dân kịp thời.
Tin mới cập nhật   10/07/2018