Tín dụng chính sách nâng cao đời sống người dân ở Kiên Giang

Thông qua 145 Điểm giao dịch tại xã, NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã kịp thời chuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng (Trong ảnh: NHCSXH giao dịch với bà con xã Vĩnh Điều, huyện biên giới Giang Thành) (VBSP News) Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Kiên Giang không ngừng phối hợp chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao đời sống người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen” ở nông thôn.
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Tăng sức bền cho phát triển kinh tế từ chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm

HTX nông nghiệp số 2, xã Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) được vay vốn ưu đãi 100 triệu đồng từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm mở rộng nhà xưởng, mua nguyên liệu, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 5 lao động trong vùng (VBSP News) 3,3 triệu lao động được tạo việc làm thông qua nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm trong 15 năm qua cùng nguồn vốn huy động 1.629 tỷ đồng của NHCSXH đã góp phần duy trì và mở rộng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm... Thông qua chương trình đã xuất hiện rất nhiều mô hình sản xuất điển hình về làm ăn kinh tế giỏi, không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn...
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Khi người Chăm sử dụng vốn vay ưu đãi

Nông dân người Chăm ở Bình Thuận vay vốn trồng thanh long (VBSP News) Thông Kha, một nông dân nghèo người dân tộc Chăm ở xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nói với chúng tôi bằng tiếng địa phương: “Kathaut glaih glar ita/Yah drei kaya dwah dwơn ramik” (Tức là: Nghèo khó khiến ta khốn đốn/Vì vậy vay được vốn Nhà nước cần phải làm ăn hiệu quả, tiết kiệm dành dụm).
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Chuyện những người ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng

Định kỳ hằng tháng, các tổ viên đến nhà Tổ trưởng nộp lãi tiền vay (VBSP News) Là mắt xích cuối cùng trong dây chuyền dẫn vốn, hơn ai hết những Tổ trưởng, Tổ phó Tổ tiết kiệm và vay vốn là người làng, người nước với những người dân trong làng bản, nắm bắt và hiểu được từng gia cảnh, từng khó khăn của thành viên. Để từ đó, cùng với việc tạo cơ hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, họ cũng chính là người sự chia sẻ giúp đỡ cả về tinh thần và kinh tế đối với các thành viên đó... trở thành những trợ lực không thể thiếu trong công cụ giảm nghèo.
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Nguồn vốn ưu đãi giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới

Người dân vùng Lục khu (Cao Bằng) nuôi trâu bò phát triển kinh tế (VBSP News) Tại Cao Bằng, sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các nguồn vốn ưu đãi được người dân sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Vốn chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Nho Quan

image001 (VBSP News) Với mạng lưới Điểm giao dịch trải khắp đến tất cả các xã, thị trấn, trên 450 Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng các chương trình tín dụng đa dạng phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng ở các mục đích khác nhau..., thời gian qua NHCSXH huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống và việc làm cho người nghèo, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Chính quyền vào cuộc, chất lượng tín dụng chính sách được cải thiện

Cán bộ hội, đoàn thể kiểm tra tình hình sử dụng vốn của hộ vay ở huyện Đông Hòa (VBSP News) Tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Đổi lại, sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của chính quyền sẽ giúp chất lượng tín dụng chính sách ngày một cải thiện, nâng cao.
Tin mới cập nhật   29/06/2018  

Sáng tươi vùng cao từ vốn tín dụng chính sách

Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải chia sẻ thông tin cho bà con xã Hồ Bốn về các chương trình tín dụng tại NHCSXH (VBSP News) Trở lại Yên Bái sau một quãng thời gian dài, đi trên những con đường đèo ngoằn ngoèo, cheo leo bên bản làng người Mông sống giữa mây mù và gió mới cảm nhận cuộc sống có nhiều đổi thay của đồng bào nơi đây. Những gam màu của lúa, của ngô, của cây sơn tra, của chè, của rừng keo lá chàm... của hy vọng được phủ xanh trên non cao. Việc phát triển kinh tế theo hướng nhiều cây, con đã được đồng bào áp dụng trong giảm nghèo bền vững. Nhờ các nguồn lực đầu tư, trong đó nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp đồng bào nghèo nơi đây có cơ hội phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ, đem lại thu nhập ổn định đời sống cho người dân.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Lai Châu mạnh tay chuyển “của để dành” cho người nghèo

Gia đình chị Lò Lý Xó, người dân tộc La Hủ ở xã Tá Bạ, huyện Mường Tè được NHCSXH cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo đã đầu tư nuôi bò sinh sản, cải tạo thêm vườn đồi, hiện gia đình có đàn bò 4 con, cuộc sống gia đình đã bớt khó khăn hơn (VBSP News) Nếu nói về đất, Lai Châu chẳng thiếu khi diện tích đất tự nhiên. Song địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, mật độ dân cư thấp và phân bố không đều là trở ngại lớn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Và theo chiều ngược lại, khi những con đường về nhiều xã, huyện còn gian khó, kinh tế hàng hóa cũng khó chạm vào những vùng đất mà kinh tế tự cung, tự cấp đã vây bám từ ngàn đời. Cũng bởi vậy, cùng với việc tối ưu hóa nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ ủy thác qua NHCSXH, thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng, địa phương ngày càng “dành dụm” nhiều hơn nguồn vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH tỉnh để đẩy nhanh tốc lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Quảng Nam chuyển mạnh từ khi có Chỉ thị của Đảng

Nhiều mô hình kinh tế gia đình phát triển bền vững, cho thu nhập đến hàng trăm triệu đồng/năm nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách (Trong hình: Ông Huỳnh Văn Tình ở thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước đang giới thiệu cho mọi người về vườn thanh trà của gia đình được vay vốn từ NHCSXH) (VBSP News) Sau 2 thập niên tái lập tỉnh, Quảng Nam từ một địa phương nghèo đã đạt được những thành tựu chính sách khá toàn diện, đặc biệt mấy năm gần đây tạo được sự chuyển động mạnh mẽ về công tác giảm nghèo bền vững trên cơ sở phát triển cùng sự lãnh đạo của Đảng đối với triển khai thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tín dụng chính sách xã hội, đời sống của người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Khẳng định vị thế đô thị động lực

Người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn TP Đà Nẵng nhận vốn vay tại các Điểm giao dịch xã, phường (VBSP News) Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) đã chuyển mình, phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của TP Đà Nẵng, đặc biệt năm 2015 đã cơ bản xóa hết hộ nghèo, về đích trước hai năm kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2017 của địa phương.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Hiệu quả từ việc đưa Chỉ thị 40 vào cuộc sống ở Quảng Ninh

Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã giúp cho hoạt động tín dụng chính sách tại Quảng Ninh ngày càng phát huy được hiệu quả (VBSP News) Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, sau 3 năm NHCSXH tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp sáng tạo nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Nông dân Cần Thơ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Từ nguồn vốn vay đã giúp ông Điều có điều kiện phát triển kinh tế gia đình (VBSP News) Những năm qua, các cấp Hội Nông dân TP Cần Thơ tiếp nhận nguồn vốn ủy thác NHCSXH giúp hội viên vay mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Cho vay tín dụng vùng khó khăn: Tác động kép ở Lộc Bình

Nhờ nguồn vốn từ chương trình cho vay tín dụng vùng khó khăn, hộ vay Nguyễn Thị Lan đã thoát nghèo và có trong tay 4ha thông (VBSP News) Không chỉ người nghèo hay các đối tượng chính sách mà nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cũng được hưởng lợi từ chương trình cho vay tín dụng vùng khó khăn NHCSXH thực hiện. Nguồn vốn đã thêm “lực” cho đồng bào phát triển các dự án kinh tế gia đình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an ninh biên giới.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Tín dụng chính sách tiếp sức cho vùng khó khăn

Anh Trần Tiến Dũng ở khu Liên Minh, xã Thu Ngạc, huyện Thanh Sơn đã thoát nghèo, hướng đến làm giàu (VBSP News) Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi. Theo đó, các hộ dân nơi đây được thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ, trong đó chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn do NHCSXH thực hiện đã mang lại cho các hộ cơ hội thoát nghèo, tiếp sức để họ vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Nông dân Hải Hà thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi

Cán bộ NHCSXH tổ chức giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà (VBSP News) Những năm qua, NHCSXH huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch đến 16/16 xã, thị trấn và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hàng nghìn lượt hộ dân nghèo, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, đồng bào DTTS. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, đã có nhiều hộ dân mở rộng đầu tư SXKD cho hiệu quả kinh tế, phát huy tốt nguồn vốn vay vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

“Chiếc cần” mưu sinh của người Arem

Tại Điểm giao dịch xã Tân Trạch, cán bộ NHCSXH huyện Bố Trạch hướng dẫn đồng bào dân tộc Arem hoàn thiện thủ tục vay vốn (VBSP News) Đó là cách gọi thân thuộc của đồng bào Arem ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khi nói về nguồn vốn ưu đãi mà NHCSXH huyện chuyển tải đến đồng bào vùng sâu nói chung và đồng bào Arem nói riêng. “Chiếc cần” không đơn thuần là tên gọi nữa, mà đã thể hiện tư duy mới, cách làm mới trong cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu của dân tộc ít người nhất Việt Nam.
Tin mới cập nhật   22/06/2018  

Bắc Hà đổi thay nhờ nguồn vốn chính sách

Nông dân xã Na Hối, huyện Bắc Hà (Lào Cai) vay vốn ưu đãi trồng cây ăn quả (VBSP News) Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng quy mô trồng trọt để thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Tin mới cập nhật   19/06/2018  

“Ba biết” ở Đồng Lâm

QN (VBSP News) Đồng Lâm là một trong 3 xã vùng cao, thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh). Cả xã có trên 2.500 nhân khẩu với hơn 98% là đồng bào dân tộc Dao. Đời sống của bà con ở đây thuần tuý dựa vào phát triển nông, lâm nghiệp. “Từ chỗ xa lạ với tín dụng chính sách, đến nay, thông qua việc vay vốn tại Điểm giao dịch xã, người dân đã quen dần “ba biết” với hoạt động tài chính: biết vay, biết trả, biết gửi tiết kiệm...”, ông Bàn Ngọc Hương - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm cho biết.
Tin mới cập nhật   19/06/2018  

Người biết quản lý vốn vay ở Na Pắc Ngam

Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Lâm Văn Tờ đang chăm sóc vườn mận của gia đình (VBSP News) Có thâm niên trên 12 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chưa bao giờ thâm hụt một đồng vốn nào của người dân cũng như của ngân hàng. Không những thế, Tổ tiết kiệm và vay vốn của ông luôn trả lãi đúng hạn; có gia đình chưa kịp có tiền trả lãi, ông ứng trước để trả cho kịp kỳ hạn. Ông là Lâm Văn Tờ, người dân tộc Tày - Trưởng thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (Lào Cai) kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn.
Tin mới cập nhật   19/06/2018