Sức sống mới trên vùng chè Thái Nguyên
Thời gian qua, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban ngành chức năng phối hợp với NHCSXH triển khai nhiều giải pháp như tập trung huy động tạo lập nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và bố trí vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, tạo điều kiện cho NHCSXH đóng góp thiết thực vào công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Kết quả sau 05 năm, UBND tỉnh Thái Nguyên và 9 huyện đã chuyển qua NHCSXH 89 tỷ đồng từ vốn ngân sách, tăng 57,7 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40, nâng tổng nguồn vốn của 16 chương trình tín dụng chính sách lên 3.398 tỷ đồng, tăng 1.270 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 6,39% và giúp 100/124 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc khẳng định: “Chỉ thị số 40 đã và đang được các cấp ngành, các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhân dân tỉnh Thái Nguyên tích cực thực hiện trong suốt 5 năm qua. Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra phong trào giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới sôi nổi. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ”…
Điển hình tại huyện Định Hóa, những năm đồng bào DTTS đã sử dụng vốn vay ưu đãi để cải tạo những chân ruộng thấp trồng lúa năng suất thấp thành vườn trồng 50ha quýt, 40ha chanh, hơn 400ha chè và cây keo. Như gia đình chị Hoàng Thị Liên, dân tộc Tày, ở xóm Thống Phong, xã Kim Phụng đã sử dụng 50 triệu đồng vay từ NHCSXH trồng 4.000m2 chè sạch, nuôi cặp bò sinh sản, hàng năm thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách theo tinh thần Chỉ thị số 40, thời gian tới, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Đông Dư - Trần Việt
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Tín dụng chính sách - Công cụ hữu hiệu giảm nghèo bền vững
- » Tín dụng chính sách động lực xóa đói, giảm nghèo
- » Niềm vui thoát nghèo từ vốn vay chính sách
- » Khi “cánh tay nối dài” dẫn vốn ưu đãi tới người nghèo
- » Bình Dương sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Thoát nghèo ở nơi “chảo lửa, túi mưa”
- » Chỉ thị số 40 của Đảng trên vùng cao biên giới Đa Krông