Những CCB thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

19/09/2019
(VBSP News) Giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những hoạt động thiết thực và ý nghĩa được Hội CCB thị xã Thái Hòa (Nghệ An) quan tâm trong những năm qua. Từ hoạt động này, nhiều hội viên CCB đã vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
CCB Phạm Văn Hùng (thứ hai trái qua) ở khối Quang Phú, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa chia sẽ kinh nghiệm trông cây ăn qua cho các hội viên CCB khác

CCB Phạm Văn Hùng (thứ hai trái qua) ở khối Quang Phú, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa chia sẽ kinh nghiệm trông cây ăn qua cho các hội viên CCB khác

Được sự giới thiệu của Hội CCB TX Thái Hòa, chúng tôi tìm đến nhà CCB Phạm Văn Hùng ở khối Quang Phú, phường Quang Tiến,thị xã Thái Hòa trong lúc ông đang chăm sóc đàn trâu của gia đình. Dù đã hơn 60 tuổi nhưng nhìn ông vẫn khỏe mạnh, tích cực phát triển kinh tế gia đình và tham gia các phong trào tại địa phương.

Ngồi tâm sự chuyện về mình, ông chia sẻ: “tôi tham gia quân đội được 4 năm, đến năm 1984 trở về địa phương, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào vừa phải hoàn thành tốt công việc, vừa phát triển kinh tế gia đình để đảm bảo đời sống. Từ đó, tôi quyết tâm bắt tay vào sản xuất, tìm tòi những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình”.

Với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, khi trở về với đời thường, bằng ý chí phấn đấu vươn lên, không cam chịu đói nghèo, vượt khó để làm giàu chính đáng, ông lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế gia đình. Ông đã từng phát triển nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt nhưng sau nhiều lần thử nghiệm nhiều mô hình vẫn không thu về được kết quả như mong muốn, cái nghèo vẫn đeo bám. Đến năm, 2015 thông qua Hội CCB và Ttiết kiệm và vay vốn, ông được NHCSXH cho vay số tiền 50 triệu đồng chương trình GQVL. Với số tiền đó cộng với số vốn tự có của gia đình, ông mua 02 con trâu lấy sức cày, kéo phục vụ sản xuất. Sau 3 năm cần cù lao động, chịu khó tích lũy, “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay, đàn trâu của ông có 04 con và hơn 3ha trang trại trồng cây ăn quả như cam, chanh hồng cho năng suất cao, phát triển mô hình nuôi lợn và gia cầm. Ngoài ra, ông Hùng đầu tư thêm ao thả cá vừa là phục vụ nước tưới cho cây trồng vừa có thu nhập them từ tiền bán cá. Đến nay, trừ mọi chi phí, mỗi năm cho thu nhập gia đình ông từ 100 - 150 triệu đồng. Ông Hùng cho biết: “Nhờ được vay vốn chính sách xã hội thông qua Hội CCB mà gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình giờ đã ổn định”.

Chia tay CCB Phạm Văn Hùng, chúng tôi đến thăm gia đình CCB Phạm Thái Sơn,người dân tộc Thổ, ở khối Lê Lợi, phường Quang Tiến. Năm 1983. Ông Phạm Thái Sơn đi bộ đội, 3 năm sau xuất ngũ trở về tiếp tục tham gia các phong trào ở địa phương là một đảng viên, Phó bí thư chi bộ là hội viên CCB. Không chỉ là một cán bộ gương mẫu, ông Sơn còn là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bằng ý chí nỗ lực của bản thân và vốn vay từ NHCSXH. Ông tâm sự: “Là hội viên CCB nên lúc nào cũng phải nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu trong công việc và cuộc sống, đặc biệt phải đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình để vươn lên ổn định cuộc sống làm gương cho nhân dân”.

Trước đây, hoàn cảnh gia đình ông Sơn rất khó khăn, con ông lại bị bệnh hiểm nghèo. Cách đây hơn 4 năm, gia đình ông được tạo điền kiện cho vay 40 triệu đồng, chương trình hộ cận nghèo từ NHCSXH. Có vốn, ông đầu tư nuôi 3 lợn nái, hơn 40 con lơn thịt,trồng trên 1 nghìn gốc bưởi”.

Theo ông Sơn, so với các mô hình khác thì mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả phát triển bền vững lại phù hợp với điều kiện gia đình, thức ăn dễ kiếm, trồng cỏ tại vườn và tận dụng phế phẩm nông nghiệp, biết cách phong chống bệnh cho gia súc, gia cầm nên không tốn kém chi phí. Lấy công làm lời, vì vậy lợn nuôi khi nào được giá mới bán, nếu không được giá thì lại nuôi tiếp mà cũng không sợ lỗ.

Nhờ tiết kiệm số tiền lãi từ chăn nuôi lợn, vợ chồng ông vừa mới sửa lại căn nhà khang trang và có tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH. Các con được đi học đến nơi, đến chốn, thu nhập ổn định giúp gia đình ông vươn lên thoát nghèo. Không dừng lại ở đó, hiện nay ông còn đang tiếp tục xin vay thêm vốn từ NHCSXH để đầu tư mở rộng chuồng trại và đào thêm ao thả cá.

Với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, được rèn luyện trong môi trường quân đội, khi trở về với đời thường không chịu lùi bước trước khó khăn, những CCB như Phạm Văn Hùng, Phạm Thái Sơn, đã thể hiện ý chí phấn đấu vươn lên, không cam chịu đói nghèo, vượt khó để làm giàu chính đáng. Có thể nói, những tấm gương CCB không những gương mẫu trong công tác tại địa phương mà còn là hội viên CCB làm kinh tế giỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên khác và luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để cùng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.

Ngô Thế Vĩnh

Các tin bài khác