Vượt khó trên vùng đất dốc
Theo ông Nghiêm Quang Trung - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện, từ năm 2015 Mai Sơn thực hiện “Đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc” của tỉnh, toàn huyện chuyển mạnh diện tích trồng ngô, lúa nương, sắn kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả. Theo đó, tỉnh và huyện có hàng loạt chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhờ chủ trương đúng, sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi, người dân đã có vốn mở rộng diện tích canh tác và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao đưa Mai Sơn trở thành vùng cây ăn quả lớn nhất tỉnh Sơn La. Nhớ lại ngày đầu “dựng nghiệp”, ông Đinh Văn An ở bản Yên Sơn, xã Hát Lót cho biết: Năm 2017, tôi vay 50 triệu đồng vốn chương trình giải quyết việc làm từNHCSXH huyện, đầu tư trồng mới 600 cây nhãn, xoài, nâng tổng diện tích trồng cây ăn quả của gia đình lên 2ha. Sau gần 3 năm trồng, chăm sóc, vườn xoài đã cho thu bói 5 tấn quả, trị giá gần 100 triệu đồng; vườn nhãn cũng bắt đầu cho thu hoạch, khoảng 16 tấn quả, với giá thị trường 20 - 25 nghìn đồng/kg, nhà tôi thu hơn 300 triệu đồng, ông An khảng định.
Đối với những hộ nghèo, không có đất trồng cây ăn quả, gia đình khó khăn, NHCSXH huyện Mai Sơn không bỏ sót, để họ lại phía sau. Mà, đồng hành cùng họ xóa nghèo. Đó là gia đình bà Tòng Thị Quân ở bản Bằng, xã Mường Bằng. Năm 2010, lần đầu tiên bà biết đến nguồn vốn ưu đãi từ việc vay 8 triệu đồng hỗ trợ làm nhà ở. Năm 2017, bà làm đơn xin vay tiếp 12 triệu đồng chương trình tín dụng NS&VSMTNT. Đến tháng 3/2019 bà làm đơn xin tiếp tục vay vốn NHCSXH để đầu tư mua đàn bò 4 con về chăn thả. Sau mấy tháng bò đã sinh thêm bê con, mang niềm vui đến với gia đình. Nhờ nguồn vốn ưu đãi, cuộc sống gia đình bà Quân đang ổn định dần.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, Hà Văn Bình đánh giá: “Kinh tế đi lên từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nguồn vốn NHCSXH ở Mai Sơn phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 25,54% năm 2015, giảm xuống còn 18,4% năm 2018; thu nhập bình quân đạt 35,2 triệu đồng/người/năm; gần 100% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Năm 2018, 4 xã Chiềng Ban, Mường Chanh, Hát Lót, Mường Bon đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã Cò Nòi và Mường Sung sẽ tiếp tục về đích trong năm 2019. 19/20 xã có đường giao thông đến trung tâm trong 4 mùa và trên 208km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện nghèo Mai Sơn đã và đang xuất hiện ngày một nhiều những tỷ phú, triệu phú từ trồng cây ăn quả trên đất dốc.
Bài và ảnh Hồ Khánh Thiện
Các tin bài khác
- » Ở nơi địa phương cùng Chính phủ giúp người nghèo
- » Cặp lá yêu thương về với vùng đất Văn Hiến
- » Tín dụng chính sách chung tay xây dựng nông thôn mới
- » Động lực mới giúp Hà Tĩnh giảm nghèo bền vững
- » Chủ trương của Đảng, ý nguyện của dân (Bài cuối - Bài học kinh nghiệm từ cơ sở)
- » Quỹ Châu Á khảo sát, đánh giá dự án Mobile banking giai đoạn 2
- » Nghiệm thu đề tài “Xây dựng phần mềm ứng dụng cảnh báo phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHCSXH”
- » NHCSXH nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp hệ thống
- » NHCSXH chúc mừng Hội LHPN Việt Nam nhân ngày 20 - 10
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)