Hiệu quả tín dụng cho sinh viên nghèo
Doanh số vay của năm học sau luôn cao hơn năm học trước, như năm học 2007 - 2008 là 65,5 tỷ đồng, đến năm học 2011 - 2012 tăng lên 139 tỷ đồng, và trong kỳ I của năm học 2013 - 2014 này đạt khoảng 66 tỷ đồng. Điều đáng mừng là số con em đồng bào dân tộc thiểu số đang có chiều hướng vay vốn để tới trường học tập ngày càng nhiều, đã có khoảng 2.300 hộ vay vốn với số tiền 39 tỷ đồng.
Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, nhiều HSSV nghèo trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đảm bảo đủ điều kiện cần thiết để theo học ở các trường đại học, cao đẳng và các trường đào tạo nghề. Qua kiểm tra từ thực tế, đến nay chưa có một trường hợp nào HSSV phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, kể cả HSSV nghèo trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã có nhiều cố gắng vượt khó theo học đến hết khóa học. Tính đến thời điểm này, trong toàn tỉnh đã có khoảng 20.000 HSSV nghèo tốt nghiệp ra trường, trong đó có đến 85% trong số này đã có việc làm ổn định và vững vàng trong cuộc sống.
Các bậc phụ huynh của HSSV nghèo đã rất phấn khởi và tự hào trước sự quan tâm đặc biệt chăm lo đến đời sống của cộng đồng, yên tâm dạy dỗ con cái, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của mình là mong con cái được học tập và thành đạt. Chị Lê Thị Bin ở tổ 3, phường Hội Thương (TP. PLeiku) tâm sự trong niềm vui sướng: “Tôi có 3 người con rất chăm học, trong khi đó hoàn cảnh kinh tế gia đình lại rất khó khăn và không đủ sức lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Nhờ có chính sách vay vốn ưu đãi của Chính phủ, gia đình tôi đã có đủ điều kiện lo cho con ăn học, hiện nay, 2 cháu đầu của tôi theo học đại học và đã tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định. Số tiền vay trong suốt 5 năm học đại học, gia đình tôi đã hoàn trả đủ và đang tiếp tục vay cho cháu thứ 3 đang vào năm đầu của đại học”.
NHCSXH tỉnh Gia Lai đã triển khai có hiệu quả việc “tiếp sức” cho học HSSV nghèo tới trường. Trong quá trình triển khai thực hiện, chi nhánh đã phối hợp tốt với các đơn vị chức năng và các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận hộ dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, xây dựng “chân rết” khép kín đến từng địa bàn để triển khai cho vay được thuận lợi, đảm bảo tiền vay đến đúng đối tượng có nhu cầu và kịp thời, không để chậm trễ ảnh hưởng đến việc học tập cho HSSV. Chi nhánh đã xây dựng mạng lưới đến 197/222 xã/phường đã có Điểm giao dịch, cùng với 3.372 Tổ tiết kiệm và vay vốn phủ kín đến các buôn làng. Phối hợp với các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương trên địa bàn ký kết thỏa thuận hợp tác cho vay và phát hành thẻ đồng thương hiệu, đã mang lại nhiều tiện ích cho HSSV góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tiết giảm chi phí cho hộ vay vốn và xã hội.
Bà Siu Thị Nữ Hạnh - Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai khẳng định: Hiệu quả từ nguồn vốn vay cho HSSV nghèo để tiếp bước tới trường đã góp phần rất quan trọng trong việc giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đơn vị đang tích cực thực hiện mọi biện pháp nhằm đảm bảo đưa đồng vốn vay này đến đúng đối tượng và kịp thời với phương châm không để cho một HSSV nghèo nào phải bỏ học do không có tiền đóng học phí hoặc không vay được vốn, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Văn Thông
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tiếp sức cho huyện nghèo 30a
- » Vĩnh Phúc thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng NS&VSMTNT
- » Những chương trình tín dụng nhân văn: Cơ sở giảm nghèo bền vững
- » Dựng cơ nghiệp trên quê hương mới
- » Biện pháp giảm nghèo ở Tuyên Quang
- » Phụ nữ huyện Vĩnh Lợi củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn
- » Cà phê từ vườn nhà ra “WTO”
- » Điểm sáng Định Hóa
- » Đa dạng các nguồn vốn giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình
- » Cùng đồng hành xây dựng Nông thôn mới