Đòn bẩy để giảm nghèo
Gia đình chị Bùi Thị Mến ở xóm Định, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Chị Mến tâm sự: từ khi lập gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng, cuộc sống của vợ chồng chị càng khó khăn khi 2 đứa con lần lượt ra đời và lớn lên theo từng bậc học của chúng. Với diện tích đất canh tác ít hơn 1.000m2 vườn trồng mía, cuộc sống quanh năm của gia đình luôn thiếu thốn. Năm 2010, gia đình chị được vay vốn hộ nghèo và hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở với dư nợ 18 triệu đồng. Cùng với sự giúp đỡ của anh em bạn bè, vợ chồng anh chị đã xây dưng ngôi nhà rộng42m2, trị giá trên 40 triệu đồng. Có nhà ở ổn định, vợ chồng anh chị tập trung vào phát triển trồng mía và chăn nuôi, bước đầu mang lại thu nhập khá, hứa hẹn một tương lai tương sáng cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Loan - Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: 11 năm qua, vốn tín dụng chính sách là công cụ của Đảng và Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và trở thành những hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi như hộ ông Cao Viết Don ở xóm Sống, xã Ngọc Mỹ, hộ bà Phạm Thị Vui xóm Thanh Đức, xã Mãn Đức…
Hiện nay, NHCSXH huyện Tân Lạc đang thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ trên 170 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 8,4%/năm. Nguồn vốn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, có 36.656 hộ được vay vốn phát triển sản xuất; đầu tư xây dựng 1.851 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 2.260 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở; tạo việc làm cho 23.460 lao động; 2.565 HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập… Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, 11 năm qua đã có 5.579 hộ thoát nghèo. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ.
Tuy nhiên, trong đầu tư tín dụng chính sách ở Tân Lạc còn gặp phải một số khó khăn như trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chưa có đâu ra ổn định… nên việc trả nợ, trả lãi cho ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để giúp người dân có vốn thực hiện tốt công tác trả nợ, trả lãi cho ngân hàng, trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn người dân tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền giúp người dân hiểu và thực hiện tốt nghĩa vụ khi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước.
Bài và ảnh Đinh Thắng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nguồn vốn vay ưu đãi được Cựu chiến binh sử dụng hiệu quả
- » Góp phần nâng cao chất lượng sống ở nông thôn
- » Đoàn cán bộ Trung tâm CNTT Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm việc với Trung tâm CNTT NHCSXH
- » Phát huy hiệu quả vốn giải quyết việc làm
- » Bắc Kạn cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn vay hơn 400 tỷ đồng
- » Đồng hành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- » Tiếp sức HSSV đến trường
- » Chắp cánh tương lai cho HSSV nghèo
- » Hướng đến nền tín dụng “vì người nghèo”
- » Khi phụ nữ làm kinh tế