Điểm đến của những tấm lòng

23/08/2013
(Thời báo Ngân hàng) Nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc trong những tháng cuối năm là tăng trưởng nguồn vốn đầu tư tín dụng đúng đối tượng, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH.
Mô hình trông nấm ở Vĩnh Phúc giải quyết cho nhiều lao động nông nhàn

Mô hình trông nấm ở Vĩnh Phúc giải quyết cho nhiều lao động nông nhàn

Địa chỉ của người nghèo

Với 9 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đang cho vay phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ không ít nhu cầu vốn của người dân địa phươngđược lãnh đạo tỉnh tin tưởng, ghi nhận. Đây cũng là địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tỉnh.

Điều này không chỉ là tăng trưởng nguồn vốn mà còn có ý nghĩa sâu sắc khi một số chương trình như: cho vay hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, xây nhà ở, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,… đặc biệt là cho vay hộ cận nghèo mới được triển khai đã thực sự làm ấm lên những làng quê nghèo.

Có mặt ở nhà anh Nguyễn Viết Bình, xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) mới cảm nhận được hết ý nghĩa mà đồng vốn NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc mang lại. Được ngân hàng cho vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay Giải quyết việc làm, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư vào thuê nhân công trồng rừng. Số vốn của ngân hàng được gia đình dùng để cải tạo đất, mua cây giống và trả nhân công.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (bên trái) - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên HĐQT NHCSXH thăm một hộ gia đình vay vốn

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (bên trái) - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam,  Ủy viên HĐQT NHCSXH
thăm một hộ gia đình vay vốn

Còn như trường hợp của chị Dương Thị Hương, nhờ được vay 200 triệu đồng từ NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc, chị Hương đã mở rộng thêm quy mô thu gom phế liệu và xay thành mảnh của mình; đồng thời, thu hút thêm 21 lao động tại chỗ, đưa số lao động lên 72 người, trong đó có 8 người tàn tật. Trước đây, khi chưa được NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư, mỗi tháng chị Hương chỉ thu gom được 70 tấn phế liệu và 60 tấn mảnh nhựa. Giờ đây, số lượng phế liệu đã tăng lên 100 tấn/tháng và 80 tấn/tháng nhựa mảnh. Doanh thu nhờ đó cũng tăng lên, đã cho chị lợi nhuận 230 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Duy Quý - Giám đốc NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trong những năm qua trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, nhất là việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Ông Quý cũng cho biết thêm, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mở Điểm giao dịch lưu động tại 137/137 xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân tới giao dịch. Đồng thời, chi nhánh cũng có thể sát sao hơn trong việc phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác và Ban giảm nghèo cấp xã để tổ chức triển khai cho vay các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, minh bạch; tổ chức tuyên truyền để người dân nắm được các cơ chế chính sách tín dụng, tạo kênh dẫn vốn đến đối tượng được thụ hưởng có hiệu quả.

Cần tăng mức cho vay

Báo cáo của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, trong 10 năm đã có 133.860 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp 32.306 hộ thoát nghèo; giúp cho 31.634 lao động có việc làm ổn định; 38.000 gia đình vay vốn cho 41.188 HSSV; xây dựng được 82.234 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 314 đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sửa chữa 4.777 căn nhà đảm bảo đạt tiêu chuẩn…

Những con số thống kê đơn giản ấy chỉ phần nào cho thấy vai trò và ý nghĩa lớn lao của đồng vốn chính sách NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. Chị Hoàng Thị Trần, ở thôn Phân Lân Hạ, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (người dân tộc Sán Dìu) tâm sự, trước kia nhà có 4 khẩu với 2 sào đất nông nghiệp, gia đình làm quần quật vẫn “cơm không đủ bữa”. Mỗi năm gia đình chị dù cố gắng chắt chiu nhưng cũng chỉ đủ ăn có 6 tháng còn lại là phụ thuộc vào việc đi làm thuê của hai vợ chồng.

Thế nhưng từ ngày được kết nạp vào Hội Phụ nữ thôn, được vay vốn của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc theo chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, không phải trả lãi. Chị đã mạnh dạn vay vốn và mua được một con trâu nái. Sau 3 nămchăm sóc,gia đìnhchị bán trâu và thu được 35 triệu đồng.

“Mang tiền đi trả ngân hàng mà tôi cứ nghĩ mình đang nằm mơ. Còn ít tiền dư ra, gia đình vừa sửa nhà vừa mua thêm một con nghé con”. Vừa nói, chị Trần vừa đưa tay chỉ về phía chú nghé con đang gặm cỏ ung dung như muốn chứng minh cho chúng tôi thấy, đích thực gia đình chị Trần đã thoát khỏi nỗi lo chạy bữa.

Ông Nguyễn Duy Quý tâm sự, nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc trong những tháng cuối năm là tăng trưởng nguồn vốn đầu tư tín dụng đúng đối tượng, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH.

Đi đôi với phát triển tín dụng, cần tập trung củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động công tác tín dụng. Ông cũng kiến nghị cần nâng mức cho vay tối đa chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo lên 40 triệu đồng/hộ; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn lên mức 10 triệu đồng/công trình; chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở lên 20 triệu đồng/hộ; cho vay giải quyết việc làm lên 30 triệu đồng/việc làm mới; chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng/HSSV và cho các gia đình khác có từ 2 HSSV trở lên được vay vốn.

Rời tỉnh Vĩnh Phúc, tôi vẫn nhớ như in ánh mắt rạng ngời của chị Hoàng Thị Trần. Cuộc đời của chị và nhiều người nghèo khác đã có những đổi thay kỳ diệu, mà sự kỳ diệu ấy được bắt nguồn từ chính những chính sách của Đảng, Nhà nước và được NHCSXH hiện thực hóa. Rồi đây, đồng hành cùng chính sách của Đảng, Nhà nước, NHCSXH sẽ tiếp tục mang đến nhiều điều kỳ diệu hơn cho mảnh đất này…

Địa chỉ của người nghèo

Với 9 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đang cho vay phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ không ít nhu cầu vốn của người dân địa phươngđược lãnh đạo tỉnh tin tưởng, ghi nhận. Đây cũng là địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tỉnh.

Điều này không chỉ là tăng trưởng nguồn vốn mà còn có ý nghĩa sâu sắc khi một số chương trình như: cho vay hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, xây nhà ở, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,… đặc biệt là cho vay hộ cận nghèo mới được triển khai đã thực sự làm ấm lên những làng quê nghèo.

Có mặt ở nhà anh Nguyễn Viết Bình, xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) mới cảm nhận được hết ý nghĩa mà đồng vốn NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc mang lại. Được ngân hàng cho vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay Giải quyết việc làm, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư vào thuê nhân công trồng rừng. Số vốn của ngân hàng được gia đình dùng để cải tạo đất, mua cây giống và trả nhân công.

Bài và ảnh Hà Đăng

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác