Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ở Cao Bằng đạt 1.282 tỷ đồng
4 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng là 1.287 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vốn Trung ương chuyển về 1.250 tỷ đồng; ngân sách địa phương chuyển sang 6 tỷ đồng; huy động các tổ chức, cá nhân 19,4 tỷ đồng; huy động thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn 11,6 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt 134,3 tỷ đồng, với 5.873 lượt hộ vay vốn; doanh số thu nợ đạt 119,5 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 14,7 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 23,3% kế hoạch tăng trưởng.
Đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng đang giải ngân 10 chương trình tín dụng chính sách, trong đó: tập trung cho vay 5 chương trình, gồm: cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng 55,36%; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn chiếm 21,85%; học sinh, sinh viên chiếm11,28%; giải quyết việc làm chiếm 4,6%; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở chiếm 3,36% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn 10 tỷ 627 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2012 là 437 triệu đồng, tăng 4,29% so với đầu năm, chiếm 0,83% tổng dư nợ; nợ khoanh là 415 triệu đồng, chiếm 0,03% tổng dư nợ, giảm 17 triệu đồng so với đầu năm.
Toàn chi nhánh hiện có 199/199 Điểm giao dịch xã. Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ ủy thác 99,58% tổng dư nợ của NHCSXH, với 2.453 Tổ tiết kiệm và vay vốn, tăng 23 tổ so với đầu năm, có 62.258 tổ viên còn dư nợ. Đến 31/3/2013, các tổ chức chính trị - xã hội đã đi kiểm tra 17 lượt điểm giao dịch; 394 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đến nay, trên địa bàn có 61 xã xây dựng được phương án, đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, thành lập 98 tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi.
Quý II, chi nhánh NHCSXH tỉnh Cao Bằng tiếp tục tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, điều chỉnh chỉ tiêu, giao bổ sung kế hoạch tín dụng kịp thời; Chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các huyện. Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch xã…
Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Lý Hải Hầu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh đề nghị chi nhánh tiếp tục phối hợp, đôn đốc UBND các huyện, xã xây dựng phương án, đề án nâng cao chất lượng tín dụng cấp xã, huyện; thành lập thêm các tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã; phối hợp với các tổ chức hội tập huấn cho cán bộ hội các cấp, Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng xóm để nâng cao năng lực, trình độ trong công tác triển khai vay, quản lý vốn. Các thành viên Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…
Lý Thắng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Làm tốt công tác ủy thác cho vay học sinh, sinh viên
- » Hiệu quả cánh đồng mẫu lớn ở Vân Sơn
- » Cựu chiến binh Lộc Bình thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi
- » Tăng cường tín dụng cho vùng Tây Nguyên - Đồng vốn đã đến với đồng bào
- » 8.481 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách ở Quảng Ngãi được vay vốn
- » Thoát nghèo giữa vùng đất
- » Ðể giảm nghèo thật sự bền vững
- » Vùng cát trắng, gió Lào đang từng bước đổi thay
- » Một chương trình có nhiều đối tượng thụ hưởng
- » Hỗ trợ đủ vốn cho nuôi tôm theo công nghệ mới