Thành triệu phú từ vốn vay chính sách
Từ nghèo thành khá giả qua 2 lần vay vốn
Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà khang trang và nhiều vật dụng tiện nghi, ông Nguyễn Xuân Đồng ở xóm Hải Lộc, xã Nghĩa Lộc nhớ lại: Sau khi xuất ngũ và lập gia đình, ông gặp nhiều khó khăn. Vợ chồng ông chỉ có 2 bàn tay trắng và chưa định hướng được cách làm ăn mới. Đến năm 2008, ông được NHCSXH huyện Nghĩa Đàn cho vay 30 triệu đồng hộ nghèo. “Có vốn tôi đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Công việc chăn nuôi ngày càng thuận lợi. Từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ một vài con, tôi nhân đàn lên 2.400 con gà/lứa, mỗi năm 3 lứa; trong chuồng lúc nào cũng có 10 con lợn nái hướng nạc, 60 - 70 lợn thịt. Đến năm 2011, tôi hoàn trả hết vốn lẫn lãi cho ngân hàng và chính thức thoát nghèo”, ông Đồng nhớ lại.
“Năm 2012, khi đang thiếu vốn chăn nuôi thì tôi được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng, khỏi phải nói tôi mừng như thế nào… Hiện tại, với quy mô 250 con lợn/lứa, mỗi năm 3 lứa lợn, trừ hết chi phí, tôi vẫn còn 300 - 400 triệu đồng mỗi năm”, ông Nguyễn Công Ngôn chia sẻ. |
Năm 2012, ông Đồng lại được NHCSXH huyện cho vay theo chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. “Thời gian đó, bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, tôi dồn hết vào xây nhà nên gần như “cụt vốn” làm ăn. Rất may, tôi lại được NHCSXH hỗ trợ thêm lần nữa. Cũng được vay 30 triệu đồng, nhưng lần này tôi đầu tư vào trồng keo. Hiện tại, 13ha rừng keo của tôi đã được 3 năm tuổi, cây phát triển tốt và khá đồng đều. Cứ đà này 1 - 2 năm nữa tôi sẽ thu được một món kha khá từ rừng keo”, ông Đồng nói.
Cách nhà ông Đồng không xa, gia đình ông Nguyễn Công Ngôn cũng được NHCSXH huyện cho vay 30 triệu đồng theo chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để làm trang trại lợn (năm 2012). Hiện tại, với quy mô 250 con lợn/lứa, mỗi năm 3 lứa lợn, trừ hết chi phí, gia đình ông Ngôn thu về 300 - 400 triệu đồng/năm”.
Lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay
Ông Lê Xuân Bản - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Lộc, cho biết: Thực hiện công tác nhận ủy thác của NHCSXH huyện, Hội Nông dân đang quản lý 10 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở 7 xóm trên địa bàn, 4 chương trình vay vốn với tổng dư nợ 9,589 tỷ đồng. Trong đó chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn có dư nợ cao nhất là 4,996 tỷ đồng, kế đến là chương trình cho vay hộ nghèo với dư nợ 1,750 tỷ đồng, số dư tiết kiệm 173,6 triệu đồng.
Cũng theo ông Bản, để nguồn vốn được quản lý tốt và phát huy hiệu quả, Hội Nông dân xã đã tăng cường chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt các quy định mà NHCSXH đề ra và phối hợp cùng NHCSXH thực hiện việc bình xét đúng đối tượng, tiến hành thẩm định, giải ngân trực tiếp đến các hộ vay, đồng thời, phối hợp với NHCSXH huyện và các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho các Tổ tiết kiệm và vay vay vốn và hướng dẫn chuyển giao KHKT cho tổ viên.
Bài và ảnh Thu Hà
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Luôn bền bỉ, tâm huyết trong công việc”
- » Những nữ cán bộ nhiệt tâm với công việc
- » Hơn cả niềm đam mê
- » Người đồng hành giúp dân xóa nghèo
- » “Người quản lý vốn ở huyện nghèo và không có nợ quá hạn”
- » Người cán bộ tín dụng dân tộc Khmer năng động
- » Người “chiến sĩ” trên mặt trận giảm nghèo
- » Tín dụng chính sách trên quê hương Cách mạng
- » Tổ trưởng “ba nhất”
- » “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”