Ths.Hoàng Trọng Cường Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
1. Giới thiệu
Ngày 30/6/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 939/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025. Trên cơ sở Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 về việc phê duyệt đề án cho vay đối với phụ nữ khởi nghiệp (PNKN) từ vốn ngân sách địa phương (NSĐP) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện giải ngân kịp thời cho khách hàng, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.
Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ và Kế hoạch triển khai đề án của UBND tỉnh về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Đến 31/12/2024 tổng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH để cho vay phụ nữ khởi nghiệp đạt 91,315 tỷ đồng với 247 lượt dự án được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và tổng số tiền lũy kế đã giải ngân đạt 182,278 tỷ đồng. Các dự án phụ nữ khởi nghiệp làm chủ đã góp phần tạo việc làm cho 1.056 lao động tại địa phương (trong đó có 781 lao động nữ) và 70% số dự án được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh có mức tăng trưởng lợi nhuận tăng từ 3-5 lần so với khi chưa được hỗ trợ từ Đề án. Trong khuôn khổ thực hiện Đề án, Hội phụ nữ đã phối hợp tư vấn, giúp đỡ thành lập mới 20 doanh nghiệp; 20 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới do phụ nữ làm chủ, với tổng số 259 thành viên; 18 Tổ liên kết với 325 thành viên (đạt 200% chỉ tiêu Kế hoạch thực hiện Phương án); 622 doanh nghiệp do phụ nữ quản lý được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, 13 dự án phụ nữ khởi nghiệp đạt giải tại các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo do cấp tỉnh và cấp Trung ương tổ chức.
Với những kết quả đạt được cho thấy Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
2. Kết quả triển khai thực hiện cho vay Phụ nữ Khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2024
a) Về nguồn vốn
Giai đoạn 2018-2024, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt chính sách riêng cho vay hỗ trợ PNKN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể mỗi ý tưởng/dự án được vay vốn thời hạn tối đa là 5 năm, với mức lãi suất ưu đãi 5%/năm (bằng xấp xỉ 0,42%/tháng). Phê duyệt tổng số nguồn vốn trích từ ngân sách tỉnh ủy thác qua NHCSXH được ghi cho nhiệm vụ thực hiện Đề án 939 là 90 tỉ đồng, đến 31/12/2023 UBND tỉnh đã chuyển nguốn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay chương trình PNKN đủ số tiền là 90 tỉ đồng; Dư nợ đến 31/12/2024 là 91,315 tỷ đồng (trong đó 1,315 tỷ đồng là số lãi nhập gốc) Cụ thể:
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ NSĐP, NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với HLHPN cấp tỉnh, huyện, tích cực, tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, rà soát, lựa chọn Dự án khởi nghiệp đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định để hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay; tiến hành thẩm định dự án xin vay vốn, xác định mức vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục và giải ngân nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng.
Tổng doanh số cho vay PNKN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024 đạt 122.460 triệu đồng với 147 khách hàng được vay vốn, doanh số thu nợ là 93.197 triệu đồng. Tổng dư nợ cho vay PNKN đến 31/12/2024 là 91.311 triệu đồng, với 115 khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH tỉnh để cho vay được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định. NHCSXH tỉnh và HLHPN tỉnh đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự án xin vay, giải ngân vốn vay, kiểm tra sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi theo quy định đến nay chương trình không có nợ quá hạn.
Từ nguồn vốn trên, các cấp Hội đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn hội viên, phụ nữ cách thức xây dựng ý tưởng/dự án kinh doanh. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2024, đã tiếp nhận 902 ý tưởng phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. 100% ý tưởng đã tiếp nhận được hỗ trợ, giúp đỡ theo nhu cầu, cụ thể dưới các hình thức như hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn PNKN của tỉnh, tập huấn kiến thức, liên kết hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh…
b) Chất lượng tín dụng
Tính đến 31/12/2024, 100% dư nợ chương trình cho vay PNKN tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đều là dư nợ trong hạn, chưa có phát sinh nợ quá hạn. Tỷ lệ thu nợ/nợ đến hạn tại thời điểm cuối mỗi tháng, quý, năm đều đạt 100%. Điều này phản ánh khách hàng vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đều tuân thủ nghiêm túc việc trả lãi, trả nợ gốc. NHCSXH tỉnh, huyện cùng Hội LHPN các cấp, UBND các xã, phường, thị trấn luôn quan tâm đến công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, có các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn phát triển dự án, sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện tốt công tác thông báo, động viên, đôn đốc nợ đến hạn, nợ quá hạn phát sinh, cùng với ý thức trách nhiệm cao của khách hàng. Tuy nhiên, nếu xét theo từng thời điểm trong mỗi tháng, vẫn có lúc, có nơi để phát sinh nợ quá hạn, đây đều là nợ quá hạn do chưa kịp thời trả nợ kỳ con theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng và sau đó đã được đôn đốc thu hồi kịp thời trong tháng có phát sinh nợ quá hạn.
Để có cái nhìn khách quan đánh giá được hiệu quả chương trình cho vay PNKN trên địa bàn Bắc Ninh về mặt định tính, tác giả đã thực hiện khảo sát tới các đối tượng là cán bộ TCCTXH do Hội Phụ nữ nhận ủy thác cấp xã, Tổ trưởng tổ TK&VV do Hội phụ nữ làm tổ trưởng và khách hàng vay vốn, bao gồm cả khách hàng đang vay vốn chương trình cho vay PNKN tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh và khách hàng không/chưa vay vốn chương trình cho vay PNKN với tổng số 400 người tham gia khảo sát. Trong đó có115 khách hàng đang còn dư nợ chương trình cho vay PNKN cho thấy các đối tượng được vay vốn chương trình cho vay PNKN đều đảm bảo theo đúng tiêu chí của đề án hỗ trợ PNKN là dự án có tính mới, tính sáng tạo, sử dụng đúng mục đích, chiếm tỷ trọng 100%.
f) Mức độ hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.
Qua kết quả khảo sát 400 người tham gia đều cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá các quy định hiện nay của chương trình cho vay PNKN tại NHCSXH về lãi suất, mức cho vay tối đa, thời gian cho vay tối đa, phương thức cho vay trực tiếp không ủy thác một số nội dung qua các tổ chức chính trị - xã hội là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn (đều đạt 100% trên tổng số các ý kiến khảo sát của các đối tượng khách hàng, tổ TCCTXH nhận ủy thác, Khách hàng vay vốn chương trình).
a) Chương trình cho vay PNKN thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chương trình cho vay Phụ nữ khởi nghiệp
Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh tập trung quan tâm, chỉ đạo với nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt đã ban hành chính sách riêng của Bắc Ninh trong việc hỗ trợ PNKN vay vốn ưu đãi từ nguồn ngân sách của Tỉnh, ủy thác qua NHCSXH, đây là một trong những chính sách ưu đãi quan trọng, nhằm hỗ trợ cho phụ nữ có cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế, thành lập doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở những ý tưởng khởi nghiệp và nhu cầu khởi sự kinh doanh của phụ nữ.
Thực tế trước khi triển khai chương trình cho vay PNKN, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các chương trình tín dụng ủy thác qua Hội phụ nữ để phát triển kinh tế hộ gia đình như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, Giải quyết việc làm,…với món vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ nên ko đủ tiềm lực để các hộ gia đình mạnh dạn mở rộng các mô hình phát triển kinh tế thì chương trình cho vay PNKN hướng đến nhiều nhóm đối tượng hơn, không cố định về danh sách, không cố định về đối tượng và phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của số đông người dân trên địa bàn, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Với nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng thụ hưởng và xu hướng phát triển PNKN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm tiếp theo, có thể khẳng định rằng chương trình cho vay PNKN tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, chương trình cho vay này giúp địa bàn các huyện, thị xã, thành phố giải quyết được bài toán khó về tăng trưởng dư nợ tín dụng hằng năm trong bối cảnh đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ngày càng giảm, nhu cầu vay vốn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã được cơ bản đáp ứng.
b) Chương trình cho vay có nhiều ưu đãi đối với các đối tượng thụ hưởng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của các cấp Hội phụ nữ
Ưu đãi đầu tiên là đối tượng vay vốn khi vay chương trình này thì người vay sẽ được hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay. Trong giai đoạn 2017 - 2025, lãi suất cho vay được duy trì ở mức 5%/năm, thấp hơn so với mức lãi suất cho vay tại các NHTM. Bên cạnh đó, khi vay vốn tại NHCSXH, người vay có thể trả nợ trước hạn mà không phải chịu lãi phạt trả trước hạn như trong một số trường hợp tại các NHTM hiện nay.
Một ưu đãi nữa đó là thời gian cho vay dài (theo quy định hiện nay tối đa là 5 năm), giúp người vay có điều kiện về thời gian để tiết kiệm trả nợ, giảm áp lực trả nợ gốc theo phân kỳ.
Bên cạnh đó, người vay nhận được ưu đãi từ cách thức phục vụ của NHCSXH, được tiếp cận với thông tin tín dụng chính sách qua nhiều kênh trên các phương tiện truyền thông cũng như tại nơi sinh sống. Chính sách, điều kiện, thủ tục vay vốn được công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách của NHCSXH treo trong khuôn viên UBND các xã, phường, thị trấn; quá trình làm thủ tục vay vốn nhận được sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chính quyền địa phương và không mất chi phí khi đi xác nhận tại địa phương; trường hợp gặp rủi ro sẽ được xử lý theo quy định hiện hành như đối với các đối tượng chính sách khác.
c) Chương trình cho vay PNKN triển khai qua NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã giúp hàng trăm gia đình mạnh dạn khởi nghiệp phát triển kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống
Việc triển khai chương trình cho vay PNKN tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong gần 05 năm qua giai đoạn 2020-2024 đã giúp 147 khách hàng là cá nhân phụ nữ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được vay vốn, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho gần 1.000 lao động. Tất cả các dự án cho vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, các dự án phát huy tốt hiệu quả, khách hàng sau khi vay vốn đều chấp hành tốt việc trả nợ gốc, trả lãi và các quy định của Ngân hàng.
Qua khảo sát đối với những khách hàng đang được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay PNKN tại NHCSXH Tỉnh Bắc Ninh cho thấy có 115 khách hàng được hỏi đánh giá chương trình cho vay PNKN đã hỗ trợ rất nhiều về vốn để ổn định phát triển kinh tế cho gia đình và các khách hàng khẳng định không có vốn vay từ NHCSXH thì không thể mạnh dạn khởi nghiệp để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.
a) Chương trình cho vay PNKN mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm vừa qua nhưng tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với nhu cầu của người dân cũng như tiềm năng phát triển của chương trình cho vay PNKN trên địa bàn Bắc Ninh.
- Nguồn vốn cho vay PNKN còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn rất lớn trên địa bàn tỉnh. Mới có nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, chưa có nguồn vốn từ trung ương, nguồn vốn huy động từ các Quỹ, các tổ chức, cá nhân.
- Xét về độ “phủ” vốn của NHCSXH đối với các Dự án PNKN trên địa bàn Bắc Ninh đến 31/12/2024 cho thấy, vốn tín dụng chính sách mới chỉ giải ngân được một phần nhỏ trên tổng số nhu cầu vay vốn khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ bình quân mỗi khách hàng được vay vốn là 794,04 triệu đồng/01 khách hàng/tổng số dư nợ chương trình cho vay PNKN trên địa bàn Bắc Ninh hiện nay, chưa kể có một số dự án PNKN đã triển khai trên địa bàn Bắc Ninh nhưng chưa được tiếp cận vay vốn PNKN tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.
b) Nguồn vốn chương trình PNKN trên địa bàn Bắc Ninh có nhiều thời điểm chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng: có một thực trạng trên địa bàn Bắc Ninh là hiện nay nhu cầu vay vốn chương trình PNKN là rất lớn nhưng nguồn vốn lại hạn chế trong khi nợ đến hạn thu hồi và nợ phân kỳ lại không thực hiện thu nợ được đúng thời điểm khách hàng có nhu cầu vay vốn dẫn đến tình trạng là khi có nguồn thì khách hàng lại không có nhu cầu và ngược lại khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì lại không có nguồn để đáp ứng.
c) Quá trình triển khai cho vay và quản lý các món vay chương trình PNKN hiện nay cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế nghiệp vụ: về thu nợ đến hạn, nợ phân kỳ hiện nay, trong trường hợp nợ đến hạn và nợ phân kỳ trùng vào ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) thì cán bộ tín dụng phải đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ trước hạn, thời gian trả nợ phải đảm bảo chậm nhất là trong giờ làm việc của ngày thứ sáu, trường hợp khách hàng chuyển khoản trả nợ ngoài giờ làm việc của ngày thứ sáu hoặc chuyển khoản trả nợ đúng vào ngày đến hạn (thứ bảy hoặc chủ nhật) thì món vay sẽ vẫn bị chuyển nợ quá hạn do phải đến ngày làm việc tiếp theo (ngày thứ hai tuần sau) khoản trả nợ của khách hàng mới được ghi nhận và cập nhật trên hệ thống, trên Hợp đồng tín dụng hiện nay không có điều khoản quy định về trường hợp ngày đến hạn trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ. Việc để phát sinh nợ quá hạn vì nguyên nhân này là rất dễ xảy ra dẫn đến những ý kiến thắc mắc từ phía khách hàng.
d) Công tác quản lý món vay chương trình PNKN vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế
- Công tác quản lý món vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh mặc dù thường xuyên được kiểm tra, rà soát nhưng có lúc, có nơi vẫn để phát sinh những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện như: còn có tình trạng khách hàng chưa trả nợ đủ tiền gốc theo phân kỳ thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng nhưng không chuyển nợ quá hạn trên chương trình Intellect Online …
- Việc tổng hợp, nắm bắt tổng thể các món vay chương trình PNKN gắn với từng Dự án, Chủ dự án PNKN trên địa bàn mỗi huyện, thị xã nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ tín dụng phải thực hiện thống kê và theo dõi thủ công để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phối hợp với Hội Phụ nữ các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến món vay.
Một là: NHCSXH tỉnh Phối hợp với HLHPN tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đề nghị với Chính phủ tiếp tục phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong giai đoạn 2026-2030.
Bốn là: Tích cực tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp và Hội viên phụ nữ về chủ trương, chính sách ưu đãi của tỉnh đối với phụ nữ có ý tưởng kinh doanh mạnh dạn khởi nghiệp phát triển kinh tế, tạo việc làm ở địa phương; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng hay, thiết thực và khởi nghiệp thành công mang lại hiệu quả kinh tế gia đình và xã hội, làm cơ sở để các chị em phụ nữ khác mạnh dạn triển khai và lan tỏa thành phong trào phát triển mạnh mẽ.
Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cấp ủy Đảng, HĐND, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị-xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, không để xảy tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gây lãng phí vốn, thất thoát tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Trong đó, thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát các dự án phụ nữ vay vốn khởi nghiệp, nhằm kịp thời giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành hỗ trợ phụ nữ sử dụng vốn từ ngân sách UBND tỉnh phát huy hiệu quả cao, nâng cao vị trí, vai trò chị em phụ nữ và góp phần vào phát triển kinh tế và tạo việc làm ở địa phương.
Sáu là: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục quan tâm, triển khai thực hiện tốt công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nhất là về các nội dung như: nghiệp vụ liên quan đến kỹ năng thuyết trình, tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Ban quản lý Tổ TK&VV; kỹ năng thẩm định hồ sơ vay vốn, cách đọc hiểu phương án tính toán giá thành đối với các dự án; cung cấp, triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến bảo đảm tiền vay và liên quan đến chương trình cho vay PNKN để cán bộ nắm bắt, cập nhật và triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Bảy là: Tổ chức các Hội nghị tọa đàm liên quan đến việc triển khai chương trình cho vay để cán bộ tín dụng tại các đơn vị thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cũng như đưa ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, lãnh đạo Chi nhánh nắm bắt được kịp thời những nội dung cần tập trung chỉ đạo, cần quan tâm tập huấn cũng như cần lưu ý các đơn vị trong quá trình triển khai cho vay.
Tám là: Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, người lao động tại đơn vị, nhất là cán bộ tín dụng tích cực tự học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ hiểu biết về pháp luật để trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Chín là: Quan tâm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cán bộ tín dụng trong quá trình triển khai cho vay như: xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ tín dụng trong việc phối hợp khách hàng vay vốn tính toán số tiền trả nợ (gốc + lãi) theo phân kỳ từng tháng làm cơ sở để xác định khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay, đồng thời, để khách hàng có thể hình dung được số tiền phải trả nợ trong tương lai nếu lãi suất cho vay không thay đổi, qua đó có kế hoạch cụ thể về tài chính của gia đình (thông qua việc nhập dữ liệu đầu vào gồm các thông tin về mức cho vay, thời gian cho vay, số tiền cho vay, lãi suất cho vay phần mềm sẽ xuất ra được bảng tính toán số tiền trả nợ gốc, nợ lãi cụ thể theo từng tháng của món vay); xây dựng phần mềm trích xuất thông tin liên quan đến kế hoạch giải ngân dự kiến, lịch trả nợ của từng món vay chương trình PNKN theo địa bàn cấp xã để cán bộ tín dụng, Tổ trưởng Tổ Kế hoạch Tín dụng, cũng như Ban lãnh đạo đơn vị chủ động theo dõi, nắm bắt kế hoạch giải ngân, thu nợ.
a) Đối với Hội, đoàn thể cấp tỉnh, huyện
- Tích cực tuyên truyền đến các chị em hội viên về chính sách của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh theo Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 365/QĐ-UBND của UBND tỉnh về phê duyệt phương án cho vay đối với PNKN từ nguồn NSĐP. Việc tuyên truyền được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo mang lại hiệu quả thiết thực như: Tuyên truyền qua các buổi họp các cấp hội; tuyên truyền thông qua phương tiện truyền thanh, truyền hình; tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương, của hội; tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm, câu lạc bộ và các mô hình hoạt động khác của Hội phụ nữ…
- Tổ chức “Ngày phụ nữ khởi nghiệp”; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn phụ nữ cách thức xây dựng ý tưởng kinh doanh và đề án để tham gia các dự án, chương trình khởi nghiệp; tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo của phụ nữ để hỗ trợ phát triển, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chuỗi liên kết, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các sự kiện kết nối nguồn lực từ các doanh nghiệp để hỗ trợ hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của phụ nữ; vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp hay công trình nghiên cứu có khả năng áp dụng, có giá trị ứng dụng cao đem lại lợi ích cho phụ nữ, lợi ích phát triển cho cộng đồng…
- Hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp có sự đổi mới, sáng tạo: Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ cho các phát minh, sáng chế, các sản phẩm sản xuất/sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.
- Phối hợp với NHCSXH trên địa bàn tư vấn, hỗ trợ phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn những kiến thức, kỹ năng xây dựng dự án vay vốn cần thiết để được kịp thời tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách địa phương ủy thác cho vay qua NHCSXH. Đồng thời, tuyên truyền, quán triệt phụ nữ khởi nghiệp có nhu cầu vay vốn chấp hành nghiêm túc nguyên tắc vay vốn có vay có trả.
- Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp của phụ nữ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả vay vốn đối với các dự án PNKN vay vốn tại NHCSXH, nhằm kịp thời hỗ trợ chị em tháo gỡ các khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh khởi nghiệp thành công, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
b) Đối với Hội, đoàn thể cấp xã
- Chủ động thực hiện việc giám sát trước, trong và kiểm tra sau cho vay, đặc biệt là việc giám sát, thẩm định trước khi cho vay đảm bảo người vay có đủ điều kiện vay vốn, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho hộ vay về ý thức trả nợ “có vay, có trả” và phải tự giác trả lãi hàng tháng, trả nợ phân kỳ theo sự thỏa thuận với ngân hàng và ý thức tiết kiệm của hộ vay để tạo vốn trả dần nợ vay.
- Nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc, hiểu rõ đây là chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống, không phải khoản trợ cấp, cho không của Nhà nước.
- Khi vay vốn phải có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể để đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, sinh lời, tránh trường hợp vay vốn về chưa có kế hoạch sản xuất và sử dụng vào việc khác không sinh lợi dẫn đến không có khả năng trả lãi hàng tháng và trả nợ khi đến hạn.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới đã và đang đặt ra cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng chính sách nói riêng, nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có những bước đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ hơn với sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương sẽ nâng cao góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội để thực hiện Quyết định số 939/QĐ –TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2015-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2025-2030.