Đồng vốn sinh sôi
Trước năm 2011, gia đình ông Phan Quang Hồng ở khu 5, xã Hồng Đà vẫn thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống vốn chỉ trông chờ vào mấy sào đất bãi và mảnh vườn tạp sau nhà. “Thấy một số người trong xã chăn nuôi bò thịt có thu nhập cao, kinh tế phát triển, tôi đã trực tiếp đến học hỏi kinh nghiệm để làm theo, nhưng khổ nhất là thiếu vốn, lại ngại vay mượn tiền bên ngoài vì lãi suất cao, lỡ làm ăn thất bại thì nợ nần chồng chất, thêm khổ cực”, ông Hồng kể.
Đúng lúc ấy, được Hội Nông dân xã bảo lãnh, NHCSXH cho vay vốn ưu đãi, ông Hồng quyết định xây dựng chuồng trại kiên cố, mua bê con, bò gầy về nuôi vỗ béo. Theo ông Hồng, số tiền vay chỉ có 25 triệu đồng nhưng do đầu tư phù hợp thực hiện đúng quy trình chăm sóc, phòng dịch bệnh cho gia súc và tận dụng bãi chăn thả trâu, bò cỏ nhiều nên đàn bò của gia đình ông phát triển, cho thu nhập khá. Cụ thể cuối năm ngoái, trừ chi phí, ông Hồng có khoản lãi khoảng 70 triệu đồng từ nuôi bò thịt. Ngoài ra, với 300 cây chuối tiêu và đàn gà đẻ trứng, ông còn thu thêm khoảng 30 triệu đồng/năm. Ông Hồng phấn khởi nói: “Vừa trả nợ xong, tôi vẫn tích lũy được ít tiền, để tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô nuôi bò thịt, gà, thâm canh vườn tược, quyết tâm làm giàu bằng sức lao động của mình và sự hỗ trợ của Nhà nước”.
Cũng như ông Hồng, gia đình anh Nguyễn Văn Toản ở khu 2, xã Hồng Đà chia sẻ: “Cách đây hơn 1 năm được Hội Nông dân xã hướng dẫn, tôi làm đơn xin vay vốn và được NHCSXH cho vay 25 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ nghèo. Có vốn, tôi chủ động xây mua thức ăn, con giống, nuôi lợn thịt. Nhờ áp dụng kỹ thuật nên đàn gia súc của gia đình tôi phát triển, không bị dịch bệnh và có lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm. Cứ đà này cuộc sống nông dân chúng tôi chắc sẽ thoát nghèo và khấm khá dần đấy”. Những trường hợp thoát nghèo bền vững rồi vươn lên làm giàu từ nguồn vốn ưu đãi không phải là hiếm.
Theo Bí thư Đảng uỷ xã Hồng Đà Phan Hồng Sơn: Thành công có ý nghĩa lớn của chương trình cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi chính là quản lý sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, kịp thời giải quyết khó khăn về nguồn lực tài chính, giúp họ từ không có thu nhập đến có thu nhập, từ thu nhập thấp đến thu nhập cao và vươn lên có tích luỹ, làm kinh tế giỏi.
Bài và ảnh Hồ Khánh Châu
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Xóa nghèo bền vững nhìn từ Y Tý: QUY HOẠCH, CHÍNH SÁCH PHẢI ĐẶC THÙ ĐẾN TỪNG XÃ (kỳ III)
- » Đồng hành cùng người nghèo
- » Nông dân Cúc Phương với đồng vốn ưu đãi
- » Giúp dân xóa nghèo
- » Vốn giải quyết việc làm, cung thấp hơn cầu
- » Tạo thuận lợi nhất cho vùng dân tộc miền núi
- » Vốn vay ưu đãi giúp người dân huyện Yên Châu thoát nghèo
- » Xóa nghèo bền vững nhìn từ Y Tý: GIEO VỐN LÊN BẢN MÂY (kỳ I)
- » Thoát nỗi lo về thu nhập
- » Đồng Tháp cho vay hộ cận nghèo