Đồng hành cùng người nghèo

07/07/2017
(VBSP News) Trong 5 năm (2012 - 2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, NHCSXH huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đã triển khai đồng bộ các giải pháp: Sắp xếp, kiện toàn mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, duy trì hoạt động ở các Điểm giao dịch xã, thị trấn, dẫn đến chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Ông Trần Thế Hộ (phải) - Trưởng ấp 4, xã Vĩnh Trung thăm hộ vay vốn nuôi bò

Ông Trần Thế Hộ (phải) - Trưởng ấp 4, xã Vĩnh Trung thăm hộ vay vốn nuôi bò

Nhờ làm tốt công tác cho vay và quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, hoạt động của NHCSXH huyện Vị Thủy đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo. Cụ thể năm 2012 toàn huyện có 4.185 hộ nghèo và 2.966 hộ cận nghèo. Đến nay, hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện chỉ còn 3.169 hộ, giảm 1.016 hộ; hộ cận nghèo 1.211 hộ, giảm 1.755 hộ.

Để đạt được kết quả đó, phải kể đến vai trò của các Trưởng ấp trong hoạt động tín dụng chính sách, từ khâu nhận chỉ tiêu, phân bổ vốn đến việc giám sát cho vay. Ông Trần Thế Hộ - Trưởng ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy là một điển hình, gặp chúng tôi, ông tươi cười cho biết: “Khi được phân bổ nguồn vốn xuống cho địa phương, chúng tôi tiến hành mời các Tổ tiết kiệm và vay vốn họp, triển khai bình xét những hộ nghèo, hộ làm ăn có hiệu quả để họ được vay và tiếp tục phát triển ngành, nghề của mình theo hướng bền vững, để phát triển kinh tế gia đình. Sau một thời gian cho vay vốn, cán bộ ngân hàng xuống từng hộ kiểm tra việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Gần đến thời hạn trả nợ, Trưởng ấp kết hợp với các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhắc nhở bà con trả nợ đúng hạn. Hiện ấp 4 có 3 Tổ tiết kiệm và vay vốn nhưng tất cả các tổ đều không có nợ quá hạn”.

Đến thăm gia đình anh Trần Văn Út Lia ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, một trong những gia đình thuộc diện hộ nghèo. Vốn là người mnh dạn, dám nghĩ dám làm, nh tham khảo trên các trang báo, đài, hc hi từ những mô hình tiêu biểu nên khi được vay 7 triệu đồng từ NHCSXH, anh đầu tư nuôi cá thát lát cườm, vụ đầu tiên sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi gần 10 triệu đồng. Ngoài ra, anh Út Lia còn tận dụng những diện tích xung quanh nhà để trồng 70 cây thanh long, bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí anh còn lời khoảng 50 triệu đồng. Năm 2017, anh cải tạo thêm đất, mở rộng diện tích trồng thanh long để nâng cao thu nhập. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, gia đình anh đã thoát nghèo và trở thành hộ khá giả. Anh Út Lia tâm sự: “Gia đình tôi thoát được nghèo như ngày hôm nay cũng nhờ vốn vay chính sách, các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt vai trò của Trưởng ấp Trần Thế Hộ luôn là người bạn đồng hành với hộ dân. Nhờ Trưởng ấp nắm được tâm tư nguyện vọng nên đã có sự hỗ trợ kịp thời, giúp gia đình tôi tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Đồng vốn từ NHCSXH tuy nhỏ nhưng hết sức có ý nghĩa đối với những hộ nghèo như gia đình tôi”.

Cũng giống như gia đình anh Út Lia, gia đình anh Trịnh Văn Thọ ở cùng ấp cũng được NHCSXH huyện cho vay 20 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò, tận dụng đất trống xung quanh nhà để trồng cỏ voi, đến giờ đàn bò của anh đã có 2 con. Anh Thọ vui vẻ cho biết: “Ngày xưa tôi chỉ thu nhập từ mấy sào ruộng, nên chỉ đủ ăn, đủ mặc, chứ đừng nghĩ đến việc làm giàu. Nhưng từ khi được NHCSXH cho vay, gia đình tôi có tích lũy nhờ bán bê con, năm nào chúng tôi cũng trả lãi, gốc đúng hạn, gia đình phấn khởi làm ăn”.

Các hộ nghèo tại ấp 4 đều có chung nhận xét: “Có được kết quả như hôm nay là nhờ vai trò của Trưởng ấp Trần Thế Hộ, từ tuyên truyền, vận động, quản lý, đến công tác thu hồi vốn. Không chỉ thế, Trưởng ấp còn là cầu nối giữa ngân hàng và người dân trong việc vay vốn, là đầu mối thông tin, liên lạc giữa ngân hàng với người vay một cách xuyên suốt. Từ đó, người vay có đầy đủ thông tin về chính sách mới từ ngân hàng và ngược lại”.

Bài và ảnh Nguyễn Quốc Cường

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác