Chuyện của người làm tín dụng
Năm 2009, hộ ông Hồ Văn Học ở thôn Xuân Thạch, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, vay đến kỳ trả nợ nhưng gia đình khó khăn không có khả năng trả, đã vậy gia đình lại không đến báo với Tổ tiết kiệm và vay vốn hay cấp hội nhận ủy thác.
Với trách nhiệm của cán bộ tín dụng, chị Nhạn đã cùng cấp hội nhận ủy thác và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tìm đến tận nhà ông Học, tận mắt chứng kiến hoàn cảnh gia đình khó khăn bởi vụ mùa thất bát do thiếu kinh nghiệm sản xuất, vốn vay từ ngân hàng đã không sinh lời lại còn mất đi, gia đình không biết lấy gì để trả ngân hàng.
Thế rồi, phương án được ngân hàng và các cấp hội đưa ra là khoanh nợ, Tổ tiết kiệm và vay vốn trích quỹ giúp đỡ trả lãi cho ngân hàng, rồi tư vấn cách làm ăn. Biết gia đình có thể vượt qua khó khăn nếu có vốn và được tư vấn kỹ thuật canh tác nên ngân hàng quyết định cho gia đình ông Học vay thêm vốn cải tạo, trồng cà phê.
Nhờ có vốn, có thêm phương pháp canh tác, lại chịu khó nên sau 3 năm, diện tích cà phê nhà ông Học phát triển tốt, hàng năm thu hàng tấn cà phê, nhờ đó, gia đình đã thoát cảnh nghèo khó. Nay gia đình ông Học còn được vay ưu đãi từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để mở rộng diện tích cà phê.
Với nghiệp vụ tốt, nhiệt tình, năng động, chị Cao Thị Hồng Nhạn thường xuyên được phân công theo dõi những địa bàn khó khăn như vùng nợ quá hạn cao, thu lãi thấp…
Chị đã chủ động xây dựng phương án phù hợp với thực tế ở địa phương, giao chỉ tiêu, kế hoạch cho các thôn, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố tham gia họp bình xét hộ được vay vốn, giám sát, kiểm tra hộ vay, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn theo đúng quy định…, do đó chỉ thời gian ngắn mọi hoạt động đã đi vào nề nếp, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện.
Anh Đinh Văn Tùng - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Hội Nông dân phường 5, TP. Đà Lạt, cho biết: “Qua những buổi giao ban giữa NHCSXH và các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn được chị Nhạn giải thích đầy đủ những thắc mắc, qua đó, chúng tôi hiểu rõ hơn về quy chế, quy trình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ lãi…, chúng tôi cũng có cơ hội chuyển lại những thắc mắc của hộ vay đến cán bộ ngân hàng, từ đó có những giải pháp thích hợp, nhờ đó nhiều năm tổ của chúng tôi không có nợ quá hạn…”.
“Việc cho hộ nghèo vay, rồi thu hồi đủ vốn, lãi cũng là những thách thức cho những cán bộ tín dụng NHCSXH, cần nhiều những cán bộ yêu nghề có tâm huyết như cán bộ tín dụng Cao Thị Hồng Nhạn” - Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Huệ nhận định.
Bài và ảnh Trần Quốc Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nữ cán bộ tận tụy với công việc
- » Người Tổ trưởng “có một không hai”
- » Người Tổ trưởng nơi rẻo cao tận tụy xóa nghèo
- » Hỗ trợ cơ sở, dễ thành công
- » "Việc gì có lợi cho dân thì làm"
- » Trần Nguyễn Khoa Đăng - Giám đốc trẻ thực sự gắn bó với đồng bào nghèo
- » Cùng giúp chị em vượt khó, thoát nghèo
- » Người cán bộ hội làm tốt công tác ủy thác cho vay
- » Chị Tổ trưởng nhiệt tình với công việc
- » Hết mình vì hội viên