20 năm qua Bạc Liêu giúp hàng hàng nghìn người thoát nghèo
Sau 20 năm triển khai thực hiện, Nghị định 78 đã thực sự đi vào đời sống của người dân, nhất là người nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giúp tỉnh đạt được thành tựu to lớn trong công tác giảm nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống chỉ còn 0,37% (theo tiêu chí cũ) và hộ cận nghèo còn 1,45% dân số vào cuối năm 2021; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Gần 100% hộ thoát nghèo đều có vay vốn NHCSXH, giúp cho hơn 124 nghìn lượt hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để SXKD.
Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu, đến nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 17 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ hơn 2.550 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên. Tổng nguồn vốn sau 20 năm đạt hơn 2.550 tỷ đồng, qua đó, tạo việc làm cho 277.000 lao động; xây dựng và sửa chữa được gần 30.000 căn nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ cho gần 100.000 HSSV được vay vốn; hỗ trợ cho vay xây dựng được trên 127.000 công trình nước sạch và cầu vệ sinh ở nông thôn; cho vay gần 1.600 trường hợp lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Clip: Tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; ký hợp đồng ủy thác với 252 Hội cấp xã, quản lý hơn 1.900 Tổ tiết kiệm và vay vốn, dư nợ nhận ủy thác trên 2.500 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp luôn quan tâm bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt gần 140 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành cùng chi nhánh NHCSXH tỉnh phát huy kết quả đạt được để triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Tỉnh cần duy trì và tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý đặc thù để triển khai đạt hiệu quả hơn nữa tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn tiếp theo; tích cực thực hiện Đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đã được phê duyệt nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn.
Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh: Suốt chặng đường 20 năm qua, trước rất nhiều khó khăn, thách thức từ tình hình thế giới cũng như trong nước, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song nhờ có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, cùng với quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” và đã đạt được nhiều kết quả khá tích cực.
Hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế luôn nằm trong top 3 của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện bằng nhiều chương trình, nguồn lực và giải pháp, đến cuối năm 2021, số hộ nghèo của tỉnh giảm còn 0,37% và hộ cận nghèo còn 1,45% dân số.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị định 78 trên địa bàn tỉnh trong 20 năm qua, góp phần rất lớn cho công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, cấp ủy, chính quyền, chi nhánh NHCSXH tỉnh tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội để người nghèo và đối tượng chính sách hiểu rõ được mô hình, nội dung hoạt động.
Thời gian tới, mục tiêu quan trọng nhất của tỉnh Bạc Liêu là tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Trong đó, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế một cách bền vững; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Nhân dịp này, nhiều tập thể và cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng Giám đốc NHCSXH tặng Bằng khen và Bằng vinh danh vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị định 78 của Chính phủ.
Nhật Hồ
Các tin bài khác
- » Đoàn cán bộ cấp cao ASDP - Nepal làm việc tại VBSP
- » Hành trình 20 năm tận tâm, đồng hành phục vụ người nghèo Hải Dương
- » Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn NHCSXH lần thứ 10, khóa IV
- » Bạc Liêu thực hiện tín dụng chính sách: Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ
- » Hành trình 20 năm đồng hành cùng người nghèo Bạc Liêu (BTV - 23.9.2022)
- » Khánh Hoà tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng ưu đãi
- » Đồng Nai chỉ còn 0,8% hộ nghèo (VTV1 - 11h00 - 23.9.2022)
- » Đồng Nai có trên 600.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi
- » Tín dụng ưu đãi giúp hơn 66.500 hộ dân Quảng Trị vượt qua ngưỡng nghèo
- » Kiên Giang phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách (VTV1 - 11h00 - 23.9.2022)