Tự hào là Tổ trưởng Tổ TK&VV
Làm Tổ trưởng Tổ TK&VV từ năm 2010. Hiện nay, chị Phạm Thị Bình đang quản lý hơn 46 hội viên ở Thôn Đông, xã Vạn Trạch với tổng số vốn vay là trên 894 triệu đồng với 4 chương trình vay là: Hộ nghèo có 30 hộ vay 274 triệu đồng; HSSV 24 hộ với 566 triệu đồng; NS&VSMTNT 6 hộ với 46 triệu đồng và vay vốn chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là 1 hộ số tiền 8 triệu đồng.
Chị Bình cho biết: Vạn Trạch là một xã thuần nông, không có nghề phụ. Những năm gần đây, do biến động giá cả thị trường cũng như thời tiết, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng trọt nhưng do dịch bệnh, mất mùa nên đời sống kinh tế của người dân vẫn rất khó khăn. Nắm rõ được hoàn cảnh của các hộ dân, chị vận động họ đi làm các nghề phụ, thậm chí phải tạm thời ra thành phố làm việc để chắt chiu ít tiền gửi trả lãi Ngân hàng đúng hạn, để sau đó lại có cơ hội tiếp tục vay vốn tái sản xuất.
Trước đây, công việc thu lãi hàng tháng còn nhiều khó khăn do nhận thức người dân chưa tốt. Đối với những hộ gia đình chưa có ý thức trả lãi đúng hạn, chị phải đến tận nhà để thuyết phục, vận động cho bà con hiểu. Dần dần, ý thức tự giác trả lãi cho Ngân hàng được nâng lên, Tổ TK&VV của chị không có nợ xâm tiêu, không có tình trạng chiếm dụng vốn.
“Dư nợ tín dụng ở xã Vạn Trạch hiện đạt hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo 2,6 tỷ đồng; HSSV 3,6 tỷ đồng; NS&VSMTNT 358 triệu đồng; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 216 triệu đồng và GQVL là 660 triệu đồng… |
Cứ đều đặn 2 ngày/tháng chị lại làm công việc của mình: Đến nhà từng hội viên để thu lãi và tiền tiết kiệm. Đây cũng là dịp để chị gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về cách quản lý đồng vốn, phát triển sản xuất cũng như kinh nghiệm để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi.
Chị Bình chia sẻ: “Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh và thiên tai thường xuyên xảy ra với vùng quê còn khó khăn này, nhiều gia đình muốn vay vốn cho con em đi học để tìm cơ hội đổi đời. Nhưng gần đây, chương trình vay vốn HSSV có thay đổi một số đối tượng cho vay nên có ảnh hưởng tới gia đình và HSSV, nhiều gia đình vẫn mong muốn Nhà nước cho vay vốn nhiều hơn nữa, cho vay cả gia đình khó khăn nhưng có từ 2 con trở lên.
Trăn trở với công việc của Tổ TK&VV, chị Bình cho biết, nhiều khi phải đi sớm về muộn, đến từng nhà tổ viên để đốc thúc việc trả nợ, trả lãi. Vất vả là vậy, nhưng chị vẫn luôn nở nụ cười trên môi và tự hào mình là một Tổ trưởng Tổ TK&VV đang từng ngày cùng NHCSXH giúp dân xóa nghèo.
Lê Diệu Linh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hòa Bình công khai, dân chủ trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
- » 27.509 tỷ đồng để giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015
- » Hộ cận nghèo vẫn chờ vay vốn
- » Vay vốn đi học ở Thủ đô
- » Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời"
- » Nguy cơ tái nghèo của 1,5 triệu hộ cận nghèo: CẦN TIẾP SỨC TỪ NGUỒN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
- » Gần 15 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đã được giải ngân tại khu vực Tây Nguyên
- » Có một ngân hàng rất đặc thù Việt Nam
- » NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
- » Lồng ghép các nguồn vốn chính sách ở buôn làng Tây Nguyên