27.509 tỷ đồng để giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015
Chương trình trên đã đặt mục tiêu phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011, trong đó riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi tăng gấp 2,5 lần.
Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Mục tiêu Chương trình còn là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt…
Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015 là 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 100% trung tâm xã có điện, trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và SXKD; thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo…
Chương trình được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước; trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư trên địa bàn trọng điểm gồm: Huyện nghèo; xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu); thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 27.509 tỷ đồng, huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Thanh Trúc - Cổng TTĐTCP
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hộ cận nghèo vẫn chờ vay vốn
- » Vay vốn đi học ở Thủ đô
- » Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời"
- » Nguy cơ tái nghèo của 1,5 triệu hộ cận nghèo: CẦN TIẾP SỨC TỪ NGUỒN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
- » Gần 15 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đã được giải ngân tại khu vực Tây Nguyên
- » Có một ngân hàng rất đặc thù Việt Nam
- » NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
- » Lồng ghép các nguồn vốn chính sách ở buôn làng Tây Nguyên
- » Bạc Liêu tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ
- » Đổi thay ở huyện nghèo Tuy Đức