Gần 15 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đã được giải ngân tại khu vực Tây Nguyên
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách trên đã góp phần giúp cho 170 nghìn lượt hộ ở Tây Nguyên thoát nghèo, giải quyết việc làm ổn định cho 83 nghìn lao động và hỗ trợ cho 153 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay để yên tâm học tập. Các chi nhánh NHCSXH ở Tây Nguyên cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng 165 nghìn công trình NS&VSMTNT, nhất là các địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Tuy nhiên, cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hoạt động tín dụng chính sách ở vùng Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là chất lượng tín dụng chính sách chưa cao, chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm cao trong tổng dư nợ (chiếm 1,62%). Nguyên nhân là do điều hành, tác nghiệp của một số chi nhánh, phòng giao dịch còn yếu và phần lớn hộ vay vốn ở các NHCSXH là hộ nghèo đồng bào DTTS chưa có ý thức cao về tiết kiệm. Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác ở nhiều nơi chưa làm đúng các công đoạn đã được các NHCSXH vùng Tây Nguyên ủy thác, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn…
Để nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần vào việc giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi vốn đến hạn. Các tỉnh cũng đặc biệt quan tâm lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với hoạt động tín dụng chính sách ở cơ sở, tăng cường công tác thông tin truyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật xuống các thôn, buôn, phổ biến kiến thức làm ăn, ý thức tiết kiệm, trả nợ của người vay vốn cho đồng bào…
Hiện nay, trên địa bàn khu vực Tây Nguyên, NHCSXH có 5 chi nhánh cấp tỉnh, 56 Phòng giao dịch cấp huyện, 694 Điểm giao dịch cấp xã và gần 15 nghìn Tổ TK&VV đang hoạt động.
Quang Huy
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Có một ngân hàng rất đặc thù Việt Nam
- » NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
- » Lồng ghép các nguồn vốn chính sách ở buôn làng Tây Nguyên
- » Bạc Liêu tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ
- » Đổi thay ở huyện nghèo Tuy Đức
- » Thanh niên Tương Dương chăn nuôi bò đạt hiệu quả
- » Phú Tân làm giàu từ cánh đồng mẫu
- » Xuất khẩu lao động ở vùng bãi ngang
- » Nam Định thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo
- » Người con của Suối Bòng