Trợ lực kịp thời cho những “đường kim, mũi chỉ”
Vơi nỗi khó khăn
Tới thăm gia đình chị Hạnh, chúng tôi hết sức khâm phục nghị lực vượt khó của chị. Hơn 15 năm trước, chồng mất sớm, khi ấy con gái chị mới 3 tuổi. “Hoàn cảnh 2 mẹ con rất khó khăn, kinh tế gia đình kiệt quệ. Tôi phải làm trụ cột gia đình, vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi dạy con gái”.
Thấy nhiều người trong xã có thu nhập khá từ may gia công, chị Hạnh cũng muốn làm nhưng ngặt nỗi không có vốn mua máy khâu. May mắn, khó khăn của chị Hạnh phần nào được san sẻ khi NHCSXH cho vay vốn chương trình hộ nghèo. Chị Hạnh mua máy, nhận hàng may gia công ở nhà, phần vốn còn lại mua giống ngan, gà để nuôi. “Có máy may, tôi chủ động được thu nhập và có thời gian chăm sóc cho con. Hàng tháng tôi có thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng từ làm may. Ngoài ra, mỗi năm chăn nuôi hàng nghìn con gà, ngan, tôi lãi khoảng 20 triệu đồng. Đến năm 2016, mẹ con tôi đã thoát nghèo và trả hết nợ cho NHCSXH. Vui hơn cả, nhờ vốn vay ưu đãi tôi có điều kiện nuôi dạy con ăn học đàng hoàng. Hiện con gái tôi học Cao đẳng Y tế Hà Nội năm thứ nhất”, chị Hạnh cho hay.
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Hiện, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Kim Quan do bà Lê Thị Khai làm Tổ trưởng đang có dư nợ gần 1 tỷ đồng với 41 hộ vay. Trong suốt nhiều năm nay, tổ không có nợ quá hạn. Với kinh nghiệm gần chục năm đảm nhiệm vị trí Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Khai chia sẻ: “Để vốn vay phát huy hiệu quả, việc bình xét đúng đối tượng cho vay là điều rất quan trọng. Thôn thường tổ chức họp tổ, bình xét đối tượng cho vay dựa trên nguyên tác công bằng, minh bạch và thấu tình đạt lý”.
Theo bà Khai, với thuận lợi vừa là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, vừa là chi hội trưởng phụ nữ, bà nắm rõ tình hình sản xuất cũng như hoàn cảnh của các hội viên. Sau khi giải ngân vốn vay, ngoài gần gũi, hướng dẫn hộ vay vốn cách làm ăn hiệu quả, tổ còn thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần các hộ vay vượt khó vươn lên.
Ông Đặng Văn Lâm - Giám đốc NHCSXH huyện Gia Lâm cho biết, đơn vị đang thực hiện 7 chương trình vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ là 234 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ủy thác qua 4 tổ chức hội, đoàn thể là 184,542 tỷ đồng (chiếm gần 80% tổng dư nợ). Điểm đáng chú ý, kết quả tín dụng ủy thác thông qua các hội, đoàn thể đạt chất lượng rất tốt, không có nợ quá hạn. “Hàng năm, NHCSXH huyện đều phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể lồng ghép các chương trình khuyến nông, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế… với các hoạt động vay vốn”, ông Đặng Văn Lâm cho biết.
Bài và ảnh Thu Hà
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách nơi chiến khu xưa Định Hóa
- » Tạo điều kiện cho nông dân nghèo vay vốn thoát nghèo bền vững
- » Hiệu quả của vốn ưu đãi ở miền sơn cước Hữu Lũng
- » “Trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi đời” cho các LCL tại Thái Nguyên
- » Tọa đàm trực tuyến về tín dụng chính sách tại vùng khó khăn
- » Thêm nghề để ngư dân vượt khó
- » Tiếp sức cho phụ nữ nghèo bằng nguồn vốn tín dụng chính sách
- » Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Hưng Yên
- » “Cần câu cơm” hiệu quả của dân nghèo vùng cao
- » Tín dụng chính sách giúp làng nghề phát triển