Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Hà Giang họp giao ban Quý II

(VBSP News) Ngày 15/7, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Hà Giang đã tổ chức phiên họp giao ban Quý II/2013, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp.
Tin mới cập nhật   17/07/2013   Không bình luận 

Phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” trong xóa nghèo

(VBSP News) "Thông qua nguồn vốn vay ưu đãi, các cấp hội có điều kiện thực hiện tốt "Phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xóa nghèo, làm giàu hợp pháp", góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt công tác xóa nghèo ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhằm thu hút hội viên CCB đến với tổ chức hội ngày càng đông" - ông Nguyễn Xuân An - Chủ tịch Hội CCB tỉnh Quảng Nam chia sẻ.
Tin mới cập nhật   17/07/2013   Không bình luận 

PHÓ GIÁM ĐỐC NHCSXH TP. HÀ NỘI ĐỖ THANH HIỀN: Cần có những điều chỉnh để giải quyết “cái gốc” của xóa nghèo

(VBSP News) ) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa nghèo, hoạt động của NHCSXH TP. Hà Nội đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí buộc phải ngừng hoạt động hoặc làm thủ tục giải thể của hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 6 tháng đầu năm đã tạo sức ép rất lớn về vấn đề giải quyết việc làm. Với mong muốn góp phần giải tỏa sức ép trên cũng như giúp người dân xóa nghèo bền vững, Phó giám đốc NHCSXH TP. Hà Nội Đỗ Thanh Hiền đã có cuộc trao đổi với phóng viên về hoạt động của ngành chức năng cùng những giải pháp, kiến nghị cụ thể.
Tin mới cập nhật   16/07/2013   Không bình luận 

Phát triển nghề nuôi bò sữa ở Tân Hưng

(VBSP News) Tổ hợp tác nuôi bò sữa Thịnh Vượng ở xã Tân Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đang là một điểm sáng về kinh nghiệm tổ chức sản xuất, sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách.
Tin mới cập nhật   16/07/2013   Không bình luận 

Ủy viên HĐQT NHCSXH, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Sơn La

(VBSP News) Đoàn công tác do đồng chí Hà Hùng - Ủy viên HĐQT NHCSXH, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Sơn La.
Tin mới cập nhật   15/07/2013   Không bình luận 

Ủy viên HĐQT NHCSXH, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế

(VBSP News) Chiều ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình triển khai, giám sát việc thực hiện các chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Buổi làm việc có ông Ngô Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên trong Ban đại diện của tỉnh.
Tin mới cập nhật   15/07/2013   Không bình luận 

Kinh tế đồi rừng thực sự hiệu quả

(VBSP News) Đại bản doanh một thời oanh liệt của nghĩa quân Đề Thám, quê hương Yên Thế (Bắc Giang) không chỉ nổi danh bởi các sản vật cam Bố Hạ, nhãn Đông Sơn, mật ong Hồng Kỳ, mà ngày nay đang là điểm sáng phát triển kinh tế vườn đồi, rừng với sản phẩm gà đồi Yên Thế nấc tiếng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa nghèo bền vững và làm giàu cho nhiều nông hộ...
Tin mới cập nhật   15/07/2013   Không bình luận 

Làm giàu trên vùng đất mới

(VBSP News) Hơn 20 năm trước có khá nhiều người là những nông dân nghèo khó ở đồng chiêm trũng Bắc Bộ và ở dọc triền cát trắng miền Trung do đất hẹp, người đông đã lần lượt rời bỏ quê quán đến vùng đất mới biên giới Tây Nam thuộc xã Tân Phú, huyện Tân Châu (Tây Ninh). Vốn liếng họ mang theo không có gì ngoài sức lao động cần cù và sự khát khao đổi đời. Ít ai ngờ rằng, trong số đó đã có một số người trở thành ông chủ chân đất giàu có, còn đa phần đã thoát cảnh nghèo khó, ổn định cuộc sống, làm ăn khá giả. Góp phần làm nên kỳ tích này phải kể đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã làm điểm tựa vững chắc cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên phát triển sản xuất, làm chủ cuộc sống trên quê hương mới.
Tin mới cập nhật   15/07/2013   Không bình luận 

Vai trò các hội, đoàn thể trong công tác giảm nghèo

(VBSP News) Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) quan tâm thực hiện tốt, do đó theo từng năm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm đáng kể. Đạt được kết quả đó, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng, thì còn có sự đóng góp không nhỏ của các hội, đoàn thể. Mỗi đoàn thể có các cách làm khác nhau nhưng đều có chung mục đích giúp đỡ các hộ nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tin mới cập nhật   12/07/2013   Không bình luận 

CCB xã Đak Krong phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi

Hội viên CCB xã Đak Krong, huyện Đak Đoa trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng (VBSP News) Bằng mô hình tín dụng xã hội hóa mang tính chuyên biệt, thông qua hoạt động ủy thác cho các tổ chức hội, đoàn thể đã đưa nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH tỉnh Gia Lai đến tận tay bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Gương CCB thoát nghèo

Ông Lê Văn Hoàng Hoàng ấp Tân An, xã Tân Xuân (Ba Tri) chăm sóc đàn bò của gia đình (VBSP News) Ông Lê Văn Hoàng - Chi hội trưởng Chi Hội CCB ấp Tân An - xã Tân Xuân, huyện Ba Tri (Bến Tre) là người đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Giúp hội viên phát triển kinh tế

Gia đình CCB Hoàng Hải Biên ở thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình phát triển kinh tế nhờ vốn vay ưu đãi (VBSP News) Trước đây, gia đình CCB Ma Hồng Sinh, hội viên Hội CCB thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2005, ông được Hội CCB thị trấn hướng dẫn làm thủ tục, vay vốn từ NHCSXH huyện. Được vay 5 triệu đồng, ông mua giống, thức ăn chăn nuôi lợn, gà và trồng lúa trên 3 sào ruộng. Đến nay, gia đình ông đã có nhà cửa khang trang, đời sống được cải thiện và chính thức thoát khỏi danh sách hộ nghèo.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Điểm sáng Thạch Thành

Nông dân Thạch Thành chăm sóc mía nguyên liệu (VBSP News) Thạch Thành là huyện miền núi thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa có 28 xã, thị trấn với 3 dân tộc Kinh, Nùng, Thái cùng sinh sống. Từ một vùng đất nghèo khó, Thạch Thành đang từng bước vươn lên trong thời kỳ đổi mới, trở thành một điểm sáng về kinh tế - xã hội của các huyện miền núi xứ Thanh.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 3, xã Quỳnh Xuân với việc cho vay HSSV

NHCSXH tỉnh Nghệ An hướng dẫn hộ dân vay vốn ưu đãi (VBSP News) Sau hơn 10 năm thực hiện, 9 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, NHCSXH huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã có tổng dư nợ gần 600 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 31,2%/năm.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Phụ nữ Ninh Bình với công tác uỷ thác cho vay vốn

Phụ nữ thị trấn Thiên Tôn (Hoa Lư) làm thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi (VBSP News) Sau 10 năm thành lập NHCSXH, hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình đã giúp hàng nghìn đối tượng có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn ưu đãi. Hội Phụ nữ tỉnh được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt nhất công tác ủy thác cho vay, hiện nay tổng dư nợ chiếm 44,2% tổng dư nợ của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với NHCSXH tỉnh.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Làm giàu ở vùng Đồng Tháp Mười

(VBSP News) Đúng 10 năm sau ngày vào vùng Đồng Tháp Mười lập nghiệp và được vay vốn của NHCSXH 3 lần liên tiếp, vợ chồng anh Phan Văn Chừng ở ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã sở hữu gần 10ha đất ruộng lúa 2 vụ/năm và trang trại lớn nuôi cá lóc. Từ cuộc sống cơ hàn ngày đầu, bây giờ gia đình anh đã trở thành tỷ phú.
Tin mới cập nhật   11/07/2013   Không bình luận 

Niềm vui đổi đời

Được vay vốn, bà con bản Quang Phúc, xã Tam Đình (Tương Dương) phát triển nghề đan lát truyền thống (VBSP News) Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tập trung nguồn vốn vay thực hiện các chương trình tín dụng ở 3 huyện nghèo: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Nhờ vậy, sau hơn 4 năm, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tin mới cập nhật   09/07/2013   Không bình luận 

NHCSXH huyện Giao Thủy góp phần xây dựng Nông thôn mới

NHCSXH huyện Giao Thủy cho vay hộ nghèo tại Điểm giao dịch xã Giao Phong (VBSP News) Huyện Giao Thủy (Nam Định) có 22 xã, thị trấn với dân số gần 194 nghìn người, trong đó: số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80%. Từ khi được thành lập, NHCSXH huyện đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch về huy động và cho vay vốn trên địa bàn. Đến nay, NHCSXH huyện đã phát triển mạng lưới rộng khắp trên địa bàn huyện với 22 Điểm giao dịch ở tất cả các xã, thị trấn.
Tin mới cập nhật   09/07/2013   Không bình luận 

Vai trò của Điểm giao dịch

Điểm giao dịch là nơi hộ nghèo được tiếp cận với vốn vay ưu đãi (VBSP News) Điểm giao dịch của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành địa chỉ thân thuộc giúp hộ nghèo, và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Tin mới cập nhật   09/07/2013   Không bình luận 

Nước sạch về vùng lũ

Trung tâm nước sạch tỉnh Hậu Giang đang lắp đặt đường ống dẫn nước sạch về cho các hộ dân sử dụng (VBSP News) Theo báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, vào những năm đầu của thế kỷ 21 khi tỉnh mới được tái lập, đã có hơn 80% số hộ dân sống ở nông thôn, nhất là vùng thường xuyên ngập lũ bị thiếu nước sạch trầm trọng. Hồi ấy, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của các thôn, ấp chủ yếu dựa vào kênh rạch chảy qua nhưng nước kênh rạch luôn trong tình trạng ô nhiễm, đục ngầu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Vào mùa khô hạn, bà con khốn đốn trăm bề về nguồn nước sinh hoạt, phải khoan, đào giếng sâu tới 50 mét mới được ít nước, và chèo xuồng xa tới cả chục km mua nước về dùng với giá từ 100 - 120 nghìn đồng/m3, nên chỉ dám sử dụng nấu ăn, uống, còn việc tắm, giặt đành phải ra kênh rạch.
Tin mới cập nhật   09/07/2013   Không bình luận