“Cú hích” để người nghèo Tây Ninh vươn lên làm giàu
Những vườn, rừng xanh mướt
Tân Châu - huyện biên giới có nhiều lợi thế về nông nghiệp với vùng trồng na nổi tiếng khu vực núi Bà Đen. Những cánh đồng mía bạt ngàn, xen vào đó là những cánh rừng cao su xanh mướt có sự “chăm sóc” bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Đây cũng là niềm tự hào của những người mang đồng vốn Chính phủ đến cho hộ nghèo. Ông Nguyễn Khắc Lợi - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đông, huyện Tân Châu, người được cán bộ NHCSXH gọi thân mật là “hai trong một” vì vừa làm Chủ tịch hội vừa là phiên dịch tiếng Khmer cho ngân hàng mỗi khi kiểm tra hộ vay hoặc giao dịch ở xã. Ông Lợi cho biết “dư nợ của xã Tân Đông là 30 tỷ đồng, xã có 3 ấp là đồng bào dân tộc thiểu số, từ lâu họ rất nghèo bởi thiếu kiến thức, thiếu vốn. Từ khi có vốn vay ưu đãi và được chính quyền tạo điều kiện, cuộc sống đã đổi thay nhiều”.
Gia đình anh Thay Răng, dân tộc Khmer ở ấp Tầm Phô, xã Tân Đông được vay vốn chương trình hộ nghèo, rồi thoát nghèo. Đến năm 2011, được vay 30 triệu đồng của chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, anh đã đầu tư trồng 1ha cao su, 2,8ha mía, hiện vườn cao su đã cho thu hoạch.
Cùng hoàn cảnh như nhà anh Thay Răng, gia đình anh Chhua Phên, 53 tuổi, nghèo vì không có vốn đầu tư, không biết cách canh tác vườn rừng, nhưng rồi nhờ vốn vay ưu đãi, lại được Hội nông dân hướng dẫn cách làm ăn, anh đã đầu tư trồng mía, sắn và 1ha cao su. Nhờ có vườn mía, sắn và cao su, gia đình anh đã có thu nhập ổn định và hiện gia đình đã thoát nghèo.
Mở hướng cho tương lai
Như bao chương trình cho vay khác, chương trình cho vay giải quyết việc làm ở huyện Hòa Thành đã mở ra những hướng đi tích cực cho nhiều hộ gia đình trong việc phát triển kinh tế. Gia đình như anh Châu Văn Sáu ở ấp Sán Cu, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành chỉ với 12 triệu đồng vay vốn chương trình giải quyết việc làm đã cải tạo 3.000m2 đất trồng rau sạch, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng, thu hút 5 - 7 lao động. Hợp tác xã mây tre đan số 2, ấp Long Bình cũng được vay 200 triệu đồng đã mở rộng nhà xưởng, mua nguyên liệu, thu hút 40 lao động với mức thu nhập ổn định…
Tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ các chương trình cho vay của NHCSXH tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.400 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các chương trình: Cho vay hộ nghèo, HSSV, giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động. Nhờ vốn vay ưu đãi đã giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần không nhỏ cho việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương.
Bài và ảnh Trần Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Quy định về nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo miền Trung xây nhà tránh bão
- » Bạn đồng hành vượt nghèo ở Côn Đảo
- » Miền ngựa thần ải Y Tý
- » Làm giàu từ vốn vay ưu đãi
- » Lào Cai làm tốt công tác ủy thác
- » Họat động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Hải Dương năm 2014 đạt kết quả nổi bật, toàn diện
- » Thoát nghèo nhờ tác động kép từ nội và ngoại lực
- » Hiệu quả vốn vay ưu đãi ở vùng Đồng Tháp Mười
- » Hội nghị giao ban công tác ủy thác năm 2014
- » Góp sức tạo bước đột phá về an sinh xã hội