Người CCB chuyển vốn ưu đãi tới hộ nghèo
Tiêu biểu là Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 5 xã Đông Sơn, TX. Tam Điệp do CCB Đỗ Hồng Cẩm, 61 tuổi làm Tổ trưởng. Hiện có 24 tổ viên, trong đó có 5 hộ là hội viên CCB, với tổng dư nợ trên 400 triệu đồng và không có nợ quá hạn.
Năm 2006, trong khi đang đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn, ông Cẩm được địa phương tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Khi được giao nhiệm vụ, ông luôn xác định đây là một công việc quan trọng, là người làm “cầu nối”, phổ biến các chế độ, chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến với hộ nghèo và hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng về công tác vay vốn và quản lý vốn vay, tạo điều kiện của NHCSXH, ông đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn để nắm bắt thông thạo các thủ tục vay vốn để hướng dẫn cho hội viên trong tổ thực hiện. Bên cạnh thời gian dành cho công việc gia đình, ông Cẩm còn thường xuyên tranh thủ đi tới từng nhà tổ viên vừa là tìm hiểu tâm tư hoàn cảnh, cuộc sống, vừa là nắm bắt tình hình sử dụng vốn của họ. Là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông Cẩm còn là Chi hội trưởng Chi hội CCB luôn lồng ghép việc tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, về hoạt động của NHCSXH tại các cuộc họp dân cư và sinh hoạt hội với những nghiệp vụ của tổ. Nhờ vậy, mà các vấn đề liên quan đến phát huy truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” công tác cho vay vốn và sử dụng vốn ưu đãi đều được mọi người bàn bạc công khai dân chủ, từ việc bình xét 76 lượt hộ trong tổ được vay vốn trong 8 năm qua đến việc giúp đỡ nhau cách thức sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. Qua đó, nhiều hộ gia đình từ nghèo khó đã vươn lên khá có thu nhập ổn định. Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 5 không có hội viên CCB nào nợ quá hạn và 100% tổ viên trả nợ, nộp lãi cho ngân hàng đều đặn, đúng kỳ hạn. Điển hình là CCB Trịnh Văn Đàm đã xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng rừng trong khe núi sâu của thôn. Từ 50 triệu đồng vay của chương trình giải quyết việc làm, ông Đàm đã tạo nên một cơ ngơi với đàn dê 180 con, 16 con hươu sao và 4.000m2 mặt nước thả cá nước ngọt. Trang trại của các thành viên trong Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 5, xã Đông Sơn này được đánh giá là mô hình phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm cho 3 lao động và nâng cao thu nhập cho nông dân vùng miền núi Ninh Bình.
Theo lãnh đạo địa phương, CCB Đỗ Hồng Cẩm là một Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm, luôn gần gũi, động viên, giúp các hội viên vay vốn ưu đãi thuận lợi và sử dụng vốn vay đạt kết quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Với những việc làm thiết thực của người Tổ trưởng, đó không chỉ làm nòng cốt dẫn dắt Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động đúng với quy định của NHCSXH được xếp loại tốt mà còn tạo lòng tin trong nhân dân đối với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong đó có công tác tín dụng chính sách.
Bài và ảnh Ngọc Phúc
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Trợ lực” cho người nghèo ở Hậu Giang
- » Vùng cao Sơn Động ngày cuối năm
- » Xã khó khăn Đăk Môn đang đổi thay từng ngày
- » Giấc mơ đại ngàn
- » Những “triệu phú chân đất” ở Bảo Thắng
- » Nông dân Đắk Lắk vượt khó làm giàu
- » Vùng cao biên giới Thanh Chăn khởi sắc
- » Hội Nông dân Văn Chấn hướng về cơ sở
- » Phụ nữ Bạc Liêu với nguồn vốn vay ưu đãi
- » Động lực để nhiều người vượt khó