Minh Tiến sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách
Cùng đi với Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên Dương Quốc Tuấn về thăm các mô hình trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò hay chế biến gỗ rừng trồng, chúng tôi thực sự vui mừng khi biết tin Minh Tiến là một trong những xã có dư nợ cao nhất nhưng không có nợ xấu, 100% các khoản vay đều được trả đúng gốc và lãi. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng luôn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Kết quả ấy là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đặc biệt là những tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bà Hà Thị Đường ở thôn Minh Thành, xã Minh Tiến lùa đàn bò gần chục con ra bãi chăn thả rồi quay ra chia sẻ với chúng tôi: “Nhờ đồng vốn chính sách của Chính phủ cả đấy các bác ạ! Tôi có vốn nuôi bò, có việc làm ổn định, phù hợp với sức khỏe, cuộc sống giờ đã dần ổn định hơn. Xin cảm ơn đồng vốn chính sách!”.
Niềm vui của bà Đường cũng là niềm vui chung của hàng trăm hộ dân ở xã Minh Tiến khi được vay vốn với lãi suất ưu đãi, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, trở thành nguồn lực đáng kể trên con đường giảm nghèo.
Tuy diện tích tự nhiên rộng nhưng địa hình khá phức tạp, nhiều đồi núi và đất bán ngập nước nên kinh tế địa phương còn chậm phát triển, nhu cầu vay vốn còn nhiều, đặc biệt là nguồn vốn vay từ NHCSXH. Số hộ nghèo, cận nghèo năm 2020 là 344 hộ, chiếm 24,11% (giảm 13,96% so với 2019); trong đó, hộ nghèo là 94 hộ, chiếm 6,61% (giảm 7,74% so với 2019), hộ cận nghèo là 250 hộ, chiếm 17,5% (giảm 6,21% so với 2019).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Minh Tiến có những bước đi đúng hướng, trong đó vốn vay từ NHCSXH trở thành động lực giúp bà con vươn lên. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lục Yên nói chung và cấp ủy, chính quyền xã nói riêng, những năm qua, đặc biệt là năm 2020, tín dụng chính sách trên địa bàn xã Minh Tiến đạt được những kết quả tốt, với tổng dư nợ đạt trên 40 tỷ đồng.
Bà con vay vốn chủ yếu để đầu tư mua con giống phát triển chăn nuôi với trên 380 con trâu, bò, dê; hàng trăm con lợn; trồng và chăm sóc nhiều héc-ta rừng. Một số hộ vay có nguồn vốn ban đầu để mở cơ sở sản xuất như: chế biến gỗ, kinh doanh tạp hóa, kinh doanh vật liệu xây dựng…
Ngoài ra trong năm 2020, có 13 hộ được vay vốn xây dựng nhà ở theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 88 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn quốc gia; HSSV nghèo, khó khăn được trang trải chi phí học tập cho vay ký quỹ và nhận ký quỹ người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS 01 hộ, số tiền 100 triệu đồng…
Trước đây, thu nhập của đồng bào Minh Tiến chỉ nhìn vào nông nghiệp thì giờ đây nhờ nguồn vốn của Chính phủ, bà con có thêm việc làm và thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống, qua đó giảm dần số hộ nghèo trong xã (Năm 2020, toàn xã đã có 202 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo).
Cùng đi với Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên Dương Quốc Tuấn về thăm các mô hình trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò hay chế biến gỗ rừng trồng, chúng tôi thực sự vui mừng khi biết tin Minh Tiến là một trong những xã có dư nợ cao nhất nhưng không có nợ xấu, 100% các khoản vay đều được trả đúng gốc và lãi. Đặc biệt, nguồn vốn luôn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Kết quả ấy là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là những tổ chức đoàn thể đã nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn.
Cộng đồng trách nhiệm trong việc bình xét hộ nghèo, lựa chọn đối tượng vay vốn, giám sát việc sử dụng nguồn vốn và đôn đốc việc trả cả gốc và lãi; phối hợp, lồng ghép hiệu quả giữa chương trình cho vay với các chương trình kinh tế - xã hội khác tại địa phương, tất cả vì mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới.
Thời điểm này, làng bản Minh Tiến khá vắng vẻ bởi bà con đang tập trung trồng rừng. Với tinh thần vượt khó vươn lên, cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, chắc chắn, bà con Minh Tiến sẽ có cuộc sống ấm no.
Lê Phiên
Các tin bài khác
- » Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách ở Bạc Liêu
- » "Cánh tay nối dài" đưa vốn ưu đãi đến người nghèo
- » “Bà đỡ” cho các đối tượng chính sách ở Hương Thủy
- » Dấu ấn vốn chính sách trong giảm nghèo bền vững ở Sóc Trăng
- » Quyết định nhân văn hóa giải vòng luẩn quẩn “thoát nghèo - tái nghèo”
- » Giảm nghèo bền vững từ thực tiễn ở Quảng Bình
- » Nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- » Có vốn đầu tư nuôi trâu, người Mông vượt "đá" vươn lên
- » Tín dụng chính sách giúp người dân Nghĩa Lộ giảm nghèo bền vững
- » Giúp hộ nghèo ở Văn Quan “an cư lạc nghiệp”