Lực đẩy quan trọng ở tỉnh Bình Định
Có được kết quả đó là do sự nỗ lực vượt khó của những người làm công tác tín dụng chính sách từ bộ phận tác nghiệp trực tiếp ở Hội sở chi nhánh đến 10 Phòng giao dịch cấp huyện. Nguồn vốn chính sách đã tạo thành lực đẩy quan trọng giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác từ vùng ven biển đến miền núi cao chủ động sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng thêm thu nhập, giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Bình Định Nguyễn Đình Sơn đã dẫn chứng cho chúng tôi nhiều điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi như 187 hộ nghèo ở xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân vay vốn khôi phục, mở mang nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nhân dân xã Cát Hiệp sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) thông qua NHCSXH huyện Phù Cát làm uỷ thác phủ xanh kín trên 500ha đất cát, đồi trọc. Đàn bò lai sind của huyện Tây Sơn nay đã phát triển trên 4.000 con là nhờ được nguồn vốn vay từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn và chương trình tín dụng hộ cận nghèo tiếp sức kịp thời. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 huyện nghèo nhất tỉnh là An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh đang được tiếp cận thuận lợi nhiều nguồn vốn ưu đãi dành cho các huyện thuộc chương trình 30a.
Đến thăm gia đình ông Đinh Nay, dân tộc Ba Na là hộ nghèo của xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn. Năm 2010, thông qua Hội Cựu chiến binh địa phương, ông Nay được vay 20 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư nuôi trâu sinh sản. 3 năm sau, ông bán bớt con nghé đủ tiền trả nợ, nộp lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn để rồi được tiếp tục vay 30 triệu đồng của chương trình tín dụng hộ cận nghèo. Với số tiền này, ông mua thêm 1 con trâu và cây giống, phân bón trồng rừng trên đồi. Hiện tại, nhà ông Đinh Nay có 2 con trâu sinh sản, một cặp nghé khoẻ mạnh và gần 4ha cây keo. “Nhờ nguồn vốn chính sách kế hoạch làm ăn của gia đình tôi thực hiện suôn sẻ. Với thời hạn và lãi suất ưu đãi chúng tôi có điều kiện tích luỹ phát triển sản xuất, thoát cảnh cơ hàn, nghèo khó đấy”, ông Đinh Nay phấn khởi nói.
Vào những tháng cuối năm nay, NHCSXH tỉnh Bình Định đang tập trung tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2014, cụ thể là tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, tạo điều kiện cho thêm nhiều đối tượng thụ hưởng được vay vốn; phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể các cấp, cùng thực hiện giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi, tạo thành một lực đẩy quan trọng để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bài và ảnh Đông Dư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- » Đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao
- » Thoát nghèo tri thức
- » Đề nghị nâng mức cho vay giải quyết việc làm
- » Gieo vốn nơi cuối trời Tây Bắc
- » Nâng mức cho vay, thêm cơ hội thoát nghèo bền vững
- » Tín dụng ưu đãi đến với nông dân nghèo
- » Chuyện thoát nghèo ở vùng Bắc Tây Nguyên
- » Có thêm nguồn tín dụng cho nông hộ
- » Đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế