Đề nghị nâng mức cho vay giải quyết việc làm
Tại buổi làm việc, NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị: nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua hộ gia đình từ 20 triệu đồng lên 50 triệu đồng/hộ. Đối với dự án cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp… vay vốn giải quyết việc làm có thế chấp tài sản từ 500 triệu đồng lên tới 1 tỷ đồng/dự án; nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, đề nghị NHCSXH Việt Nam kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn vượt thời gian so với quy định vay hiện nay của HSSV, để đối tượng này có thêm thời gian tìm việc làm, có thu nhập để trả nợ cho NHCSXH…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã ghi nhận những kiến nghị, đề xuất mà NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu ra để tổng hợp trình Chính phủ xem xét. Thứ trưởng cũng yêu cầu, NHCSXH tỉnh khi triển khai các nguồn vốn phải gắn kết các mô hình để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó, duy trì, phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các nguồn vốn, công tác sử dụng ở cơ sở nhằm nâng cao năng lực hoạt động, quản lý của ngân hàng.
NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 7 Phòng giao dịch tại các huyện, thành phố trực thuộc; 82 Điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn và 1.676 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 555 khu phố, thôn, ấp trên địa bàn tỉnh. Đến hết tháng 10/2014, doanh số cho vay là hơn 472 tỷ đồng, doanh số thu nợ là hơn 337 tỷ đồng. Tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.209 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch nguồn vốn giao, tăng 12,4% so với đầu năm.
Từ năm 2013 đến nay, nguồn vốn chính sách của NHCSXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp trên 8.900 lượt người hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được vay vốn phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn đã tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động; đầu tư cải tạo gần 1.100 công trình NS&VSMTNT. Việc đầu tư các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mang lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội, xây dựng một xã hội ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo tại các địa phương.
Tin và ảnh Trần Ngọc Tú - Hoàng Nghị
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Gieo vốn nơi cuối trời Tây Bắc
- » Nâng mức cho vay, thêm cơ hội thoát nghèo bền vững
- » Tín dụng ưu đãi đến với nông dân nghèo
- » Chuyện thoát nghèo ở vùng Bắc Tây Nguyên
- » Có thêm nguồn tín dụng cho nông hộ
- » Đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế
- » Vốn đến kịp thời, nông dân vượt khó
- » Cần “bàn đạp” để dứt hẳn đói nghèo
- » Hộ nghèo ở Chợ Đồn sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi
- » Hiệu quả thiết thực từ Chương trình tín dụng HSSV