Hộ nghèo ở Chợ Đồn sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi
Một trong những hộ tiêu biểu trong việc sử dụng vốn vay NHCSXH đạt kết quả kinh tế cao, thoát được cảnh nghèo khó là hộ chị Nông Thị Luyện được bình xét vay vốn của NHCSXH huyện Chợ Đồn với 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo, vợ chồng chị sử dụng vào việc mua cây, con giống, vật tư thiết yếu để trồng rừng và nuôi lợn. “Cuộc sống gia đình tôi trước rất khó khăn do thiếu tiền để sản xuất, nhưng từ 4 năm nay, nhờ 2 lần tiếp cận tới nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, đã giúp gia đình tôi chủ động đầu tư làm kinh tế theo mô hình trang trại VAC khép kín, mỗi năm gia đình tôi thu lãi tới 60 triệu đồng, đủ số tiền nộp lãi, trả nợ dần cho ngân hàng, đồng thời duy trì ổn định cuộc sống cho mọi người trong nhà”, chị Luyện chia sẻ.
Tương tự như vậy, gia đình anh Triệu Tài Thọ ở thôn Bản Cuôn 1, xã Ngọc Phái được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi của chương trình hộ nghèo đã mua 2 con trâu sinh sản. Sau có 3 năm, 2 con trâu đó đã đẻ được 4 chú nghé, anh Thọ đã bán 2 con đủ trả toàn bộ nợ, lãi vay, đến nay vẫn còn 4 con trâu béo làm “của để dành” trị giá trên 100 triệu đồng.
Chị Triệu Thị Nhị - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Bản Cuôn 1, cho biết: “Bản Cuôn 1 hiện có 42 hộ đang vay vốn ưu đãi, ngót nghét 1 tỷ đồng để đầu tư chăn nuôi thâm canh quản lý rừng. Các hộ đều trả lãi đều đặn, đặc biệt không có hộ nào nợ quá hạn”.
Qua kiểm tra sử dụng vốn vay ưu đãi ở huyện Chợ Đồn, cho thấy hầu hết các hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế; nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình kinh tế đồi rừng, trang trại. Cùng với đó, các hộ dân nơi vùng cao này cũng thanh toán nợ vay, lãi vay khi đến hạn. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện đã giúp cho đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định, nâng cao đời sống.
Thời gian tới, NHCSXH huyện Chợ Đồn tập trung cho vay quay vòng, không để vốn tồn đọng, đồng thời chủ động từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn, góp phần mở rộng về quy mô cũng như hình thức sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Bài và ảnh Linh Lê
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hiệu quả thiết thực từ Chương trình tín dụng HSSV
- » Quảng Nam sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a
- » Chắt chiu đồng vốn chính sách
- » Cần thêm cú hích cho hộ mới thoát nghèo
- » Vốn xóa nghèo ở đảo xa
- » Những người giỏi sử dụng đồng vốn
- » Điểm sáng giao dịch tín dụng chính sách nơi vùng cao
- » Cà phê - cây giảm nghèo ở Mường Ảng
- » Bắc Kạn: Biết sử dụng vốn, mỗi năm hàng nghìn hộ thoát nghèo
- » Cho vay hộ cận nghèo và giải quyết việc làm: Đã xử lý được “điểm nghẽn” vốn ưu đãi