Hội CCB tỉnh Nam Định với công tác nhận ủy thác vốn vay ưu đãi
Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH uỷ thác qua các cấp Hội CCB tỉnh Nam Định là 246 tỷ đồng với 13.837 hộ hội viên được vay vốn, Ngoài ra, Hội CCB tỉnh đang quản lý 65 dự án vay vốn giải quyết việc làm từ các kênh khác với tổng số vốn vay là 2,2 tỷ đồng.
Để phát huy hiệu quả đồng vốn, thời gian qua, Hội CCB tỉnh Nam Định đã tổ chức được 400 lớp tập huấn, buổi tọa đàm về sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cũng như đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất cho hàng chục nghìn lượt hội viên CCB; Song song đó, Hội CCB tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo các Hội CCB cấp huyện, nhất là đối với cấp xã/phường làm tốt việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của hội viên; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, hiện tại Hội CCB tỉnh Nam Định thành lập được 449 Tổ tiết kiệm và vay vốn và bầu chọn đội ngũ Tổ trưởng, Tổ phó Tổ tiết kiệm và vay vốn có năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc hướng dẫn tổ viên vay vốn ưu đãi thuận lợi dễ dàng và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Thông qua nguồn vốn uỷ thác do Hội CCB tỉnh Nam Định làm dịch vụ uỷ thác với NHCSXH, nhiều hội viên đã đầu tư có kết quả trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. Tiêu biểu như CCB Phan Văn Giao ở xã Bình Hòa, huyện Giao Thuỷ đã sử dụng 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay uỷ thác giữa Hội CCB với NHCSXH, mở cơ sở nghề mộc dân dụng, mỗi năm thu nhập từ 110 - 120 triệu đồng, tạo việc làm cho 8 lao động trên địa bàn với mức lương 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Cùng ở huyện Giao Thuỷ, còn có ông Trần Văn Sử, hội viên thuộc Hội CCB xã Giao Long, được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng đã nhận đấu thầu 3ha đầm sình lầy ven biển cải tạo thành ao nuôi cá giống, cá thương phẩm, cùng 3 dẫy chuồng nuôi lợn, gà. Tính ra trang trại của ông Sử hằng năm thu nhập trên 250 triệu đồng; tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động. Cũng cần kể đến CCB Triệu Văn Tấn ở xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản. Cách đây 4 năm, thông qua Hội CCB cơ sở, ông đã vay 70 triệu đồng vốn ưu đãi từ NHCSXH đầu tư xây dựng chuồng trại hơn 1.000m2 để chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp 8.000 con gà thịt. Nuôi lứa gà đầu đạt kết quả cao, ông Tấn đã dành dụm toàn bộ vốn, lãi, cộng thêm số tiền vay anh em đồng đội, ông Tấn quyết tâm mở rộng quy mô trang trại. Hiện tại, mỗi lứa gà, ông nuôi từ 19 - 20.000 con gà thịt, mỗi năm xuất bán từ 230 - 250 tấn gà, thu lãi khoảng 250 triệu/năm.
Rõ ràng, thông qua việc nhận ủy thác vốn ưu đãi cho hội viên CCB vay phát triển sản xuất, nhiều gia đình đã thoát nghèo, làm kinh tế giỏi, góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng Nông thôn mới.
Bài và ảnh Ngọc Phúc
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Ước mơ đã thành hiện thực
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn ở Vĩnh Phúc hoạt động tốt
- » Hà Giang: Phấn đấu tổng dư nợ năm 2013 đạt 1.755 tỷ đồng
- » Đoàn Thanh niên NHCSXH Trung ương tham dự Liên hoan thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ II
- » Hiệu quả tín dụng cho sinh viên nghèo
- » Tiếp sức cho huyện nghèo 30a
- » Vĩnh Phúc thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng NS&VSMTNT
- » Những chương trình tín dụng nhân văn: Cơ sở giảm nghèo bền vững
- » Dựng cơ nghiệp trên quê hương mới
- » Biện pháp giảm nghèo ở Tuyên Quang