Đổi thay nhờ “đòn bẩy” vốn chính sách
Đổi thay từ chục triệu đồng mua máy xới
Anh Danh Ải, 38 tuổi, ấp Minh Hưng, xã Minh Hòa, khẳng định, gia đình anh thoát nghèo được nhờ “đòn bẩy” vốn chính sách. Anh Ải kể, năm 2005, hộ anh được vay vốn để xây nhà ở cụm tuyến dân cư. Sau khi ổn định chỗ ở, anh tiếp tục được xét vay vốn 10 triệu đồng và được hỗ trợ không hoàn lại 3 triệu đồng. Từ số tiền này cộng với số tiền dành dụm, vay mượn được, anh quyết định đầu tư mua một chiếc máy xới bằng tay để làm ăn. Sau hơn 2 năm làm việc với chiếc máy xới, gia đình anh đã sống tương đối đẩy đủ hơn. Anh cho biết: “Lúc trước gia đình nghèo lắm, không có nhà ở, gạo ăn. Nay được vay vốn cất nhà, làm ăn, cuộc sống đỡ vất vả hơn rất nhiều”. Hiện gia đình anh còn trồng thêm hoa màu ở một sào đất được cho mượn, ở nhà, anh và vợ cũng chăn nuôi thêm gà để kiếm thêm thu nhập. Sau vài năm, từ đồng vốn của NHCSXH, anh đã mua được xe máy, con cái được đến trường đầy đủ.
Nhận định về tình hình vay vốn của người dân ở vùng khó khăn này, ông Nguyễn Duy Truyền - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Châu Thành, cho biết: Trong năm 2014, Phòng giao dịch cơ bản đã hoàn thành các chương trình cho vay. Qua 12 chương trình hướng đến các đối tượng, mục tiêu như: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, HSSV, nhà ở cụm tuyến dân cư, dân tộc, NS&VSMTNT, giải quyết việc làm,… đang dần có kết quả tốt.
Từng bước nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, 4 năm trở lại đây, NHCSXH huyện Châu Thành đã từng bước giảm số nợ tồn đọng, giảm số hộ xin gia hạn nợ, nguồn vốn của NHCSXH ngày càng sử dụng có hiệu quả.
Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương
Ông Đoàn Công Thiệt - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Kiên Giang, cho biết, tỉnh Kiên Giang còn 26 xã thuộc 9 huyện nằm trong danh sách xã vùng khó khăn theo Quyết định 1049 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đồng vốn chính sách ngày càng khẳng định được hiệu quả thì điều mà những người làm tín dụng chính sách lo nhất vẫn là ý thức trả nợ của người dân. Nhiều hộ nghèo sau khi được vay vốn làm ăn, cuộc sống có khá giả hơn nhưng vẫn không có ý thức trả nợ. “Cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc tư vấn, tuyên truyền cho người dân về nguồn vốn của NHCSXH”, ông Thiệt nói.
Trên địa bàn có không ít người vay vốn không có kinh nghiệm chăn nuôi và ý thức chủ quan dẫn đến thất bại. “Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo hay sản xuất, kinh doanh thì nguồn vốn của NHCSXH cần được sử dụng có hiệu quả. Rất nhiều hộ dân sau khi được hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi sản xuất thì gặp thất bại đến trắng tay. Đây là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, cần đẩy mạnh tập huấn, tư vấn cho người dân kiến thức chăn nuôi, sản xuất. NHCSXH và địa phương cần phối hợp có hiệu quả hơn nữa”.
Bài và ảnh Quốc Việt
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Chợ Mới với chương trình tín dụng giảm nghèo
- » Đồng vốn ưu đãi đã được phát huy hiệu quả
- » Hộ cận nghèo ở Sóc Trăng được tiếp sức
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Quảng Nam họp phiên thường kỳ
- » Sẽ có 40.000 hộ được hưởng lợi từ chủ trương xây nhà tránh lũ
- » Bài học kinh nghiệm về tổ chức cho vay Chương trình tín dụng HSSV
- » Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển KT - XH tại vùng dân tộc và miền núi
- » Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù
- » Cùng chung mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
- » Phát triển bền vững từ lý thuyết đến thực tiễn tại NHCSXH (KỲ II: GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG)