Sẽ có 40.000 hộ được hưởng lợi từ chủ trương xây nhà tránh lũ
Đây cũng là Hội nghị để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng việc hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh lũ, lụt đảm bảo chỗ ở an toàn, ổn định của người dân khu vực miền Trung.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-TTg về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng duyên hải miền Trung. Theo đó, đã có 700 hộ nghèo khu vực miền Trung đang sinh sống tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, lụt. Kết quả thực hiện được các Bộ, ngành, địa phương và người dân đánh giá rất cao về tính hiệu quả và phù hợp với thực tế khu vực duyên hải miền Trung.
Trên cơ sở hiệu quả từ việc triển khai thí điểm, tháng 8/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Quyết định quy định đối tượng áp dụng là hộ nghèo, độc lập có thời gian tách hộ đến thời điểm Quyết định có hiệu lực tối thiểu 2 năm, chưa có nhà ở kiên cố có sàn cao hơn mức ngập lụt từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà và không thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Quyết định cũng quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và mức vay ưu đãi từ NHCSXH để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Cụ thể, mức hỗ trợ: hộ gia đình thuộc đối tượng được ngân sách hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ; hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo quy định tại danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn được hỗ trợ 14 triệu đồng/hộ; hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được hỗ trợ 16 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.
Cùng đó, các hộ gia đình thuộc diện đối tượng có nhu cầu vay vốn thì được vay tối đa 15 triệu đồng/hộ từ NHCSXH để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Lãi suất vay 3%/năm, thời hạn vay 10 năm, trong đó thời gian ân hạn 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu 20% tổng số vốn đã vay. Thời gian và tiến độ thực hiện trong 3 năm từ 2014 - 2016. Số lượng khoảng 40.000 hộ.
Tại Hội nghị, Bộ Xây dựng cho rằng, để triển khai thực hiện Quyết định 48/2014/QĐ-TTg có hiệu quả, đề nghị UBND 14 tỉnh, thành phố có trong chương trình quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp huyện và xã khẩn trương triển khai thực hiện chương trình.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo giảm nghèo của địa phương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chương trình; xây dựng đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; thiết kế mẫu nhà phòng tránh bão, lụt phù hợp với điều kiện của từng vùng, tập quán sinh hoạt của người dân; tổ chức tập huấn chính sách đến từng thôn, xã thuộc vùng được thụ hưởng chính sách.
Theo Thời báo Ngân hàng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Bài học kinh nghiệm về tổ chức cho vay Chương trình tín dụng HSSV
- » Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển KT - XH tại vùng dân tộc và miền núi
- » Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù
- » Cùng chung mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
- » Phát triển bền vững từ lý thuyết đến thực tiễn tại NHCSXH (KỲ II: GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG)
- » Phát triển bền vững từ lý thuyết đến thực tiễn tại NHCSXH (KỲ I: LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NHCSXH?
- » Hướng đến sự phát triển bền vững
- » “Bạn đồng hành” của người nghèo
- » Chuyển động mới về công tác tín dụng chính sách ở Hà Tĩnh
- » “Cầu nối” hỗ trợ hộ nghèo ở Bắc Kạn