Cùng chung xây dựng cuộc sống mới
Đơn cử như gia đình chị Đào Thị Dung ở thôn Đồng Bầu, xã Lạc Long, huyện Lạc Thuỷ trước kia là hộ nghèo, lại có rất ít đất canh tác (khoảng 700m2 ruộng cấy lúa và 800m2 vườn trồng mía) nên cuộc sống của gia đình chị quanh năm thiếu thốn.
Năm 2011, với 12 triệu đồng vay của NHCSXH cùng số tiền mượn thêm của anh em họ hàng, chị Dung đã đầu tư xây chuồng trại để mua nghé con, lợn nái về chăn nuôi. Đến nay, con nghé lớn nhanh thành con trâu béo khoẻ, có giá trị gần 30 triệu đồng và 2 con lợn nái mỗi năm sinh sản đều đặn 4 lứa lợn con, bán được giá, góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế cho cả gia đình.
Trường hợp chị Nguyễn Thị Hiệp ở xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn khi về nhà chồng chỉ có căn nhà tranh, vách đất và một mảnh vườn tạp, 2 sào ruộng cũng không phải là hiếm ở miền núi tỉnh Hoà Bình. Sau tháng ngày lam lũ, vợ chồng chị đã tìm được hướng phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay ưu đãi và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do Hội Phụ nữ tổ chức. Được vay vốn chính sách, gia đình chị Hiệp đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa các giống cây ăn quả có năng suất cao vào trồng thử nghiệm. Từ kết quả bước đầu, vợ chồng chị dồn hết vốn liếng, sức lực vào đấu thầu đất, mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình chị có vườn cây ăn quả 1.500m2 và 3 dãy chuồng nuôi lợn thịt, gà đẻ trứng, hằng năm cho thu nhập khoảng 230 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.
Thực tế cho thấy, nguồn vốn ưu đãi ở tỉnh Hoà Bình đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét và mang tính xã hội cao, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Với lãi suất ưu đãi nguồn vốn này giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, còn giúp các gia đình có điều kiện chi phí cho con em học tập ở các trường đại học, cao đẳng… Chính vì vậy, hoạt động của NHCSXH tại vùng miền núi, dân tộc tỉnh Hòa Bình - cửa ngõ miền Tây Bắc được sự ủng hộ nhiệt tình của các hội, đoàn thể nhận uỷ thác, nhất là các Tổ tiết kiệm và vay vốn, nên đồng vốn ưu đãi được phát huy hiệu quả rõ rệt.
Chị Nguyễn Thị Loan - Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc, một trong số đơn vị hoàn thành kế hoạch tín dụng năm 2013 trước thời gian quy định cho biết: Hiện, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của huyện Tân Lạc đạt trên 170 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,4%/năm. Nguồn vốn đó đã đáp ứng vốn cho 90% hộ nghèo với trên 36.000 hộ được tiếp cận để sản xuất, kinh doanh. Cũng từ nguồn vốn đó, trong 11 năm qua đã góp phần giúp cho 5.600 hộ thoát nghèo; nhiều hộ trở thành gương sản xuất, kinh doanh giỏi như: ông Cao Việt Don (Ngọc Mỹ), bà Phạm Thị Vai (Mãn Đức); Hội Phụ nữ xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ, Đoàn Thanh niên xã Lỗ Sơn, Do Nhân… nhiều năm liền không có nợ quá hạn phát sinh.
Tuy nhiên, việc đầu tư tín dụng chính sách ở huyện Tân Lạc còn gặp một số khó khăn như trình độ dân trí giữa các vùng miền không đồng đều, sản xuất manh mún, chưa áp dụng được nhiều các công nghệ sản xuất, kinh doanh tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, nên hàng hóa nông sản thực phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, sản phẩm làm ra chưa có đầu ra ổn định…
Những khó khăn ấy, tin rằng năm 2014 sẽ sớm được tháo gỡ để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ ngày càng phát huy hiệu quả.
Bài và ảnh Văn Giang
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn tín dụng chính sách giúp thanh niên dân tộc thoát nghèo
- » Góp phần thúc đẩy nhanh chương trình giảm nghèo
- » Tự tin thoát nghèo bền vững
- » Nước sạch đã về với người dân vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
- » Chuyển biến mới ở Hậu Giang
- » Tín dụng HSSV mở đường cho nữ sinh nghèo
- » Nam Định với chương trình cho hộ nghèo vay làm nhà ở
- » Nhà mới, phố mới cho cộng đồng nghèo nông thôn
- » “Chiếc cần câu” bắc cầu no ấm
- » Vượt khó trên vùng đầm phá