Vượt qua thương tật, nghèo khó
Một trong số gương sáng đó là CCB Nguyễn Văn Nghiên quê ở xã Phương Khoan, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc), là đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.
Theo CCB Nguyễn Văn Nghiên kể lại, sau những năm trực tiếp chiến đấu giải phóng Campuchia, ông về với xóm làng, vốn có ý chí vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào trợ cấp thương tật của Nhà nước (ông Nghiên bị thương mất 1/3 lá phổi, gẫy 3 dẻ sương sườn, hiện còn 5 mảnh đạn găm trong gan) lại được vay vốn NHCSXH nên từ thiếu vốn, thiếu đất ruộng sản xuất, nhờ việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, đã đưa cả gia đình thoát cảnh nghèo khó, làm ăn khấm khá.
Đó là vào giữa năm 2008, từ 5 sào đất vườn của gia đình cùng với 15 triệu đồng vay của NHCSXH, ông đầu tư công sức đào ao thả cá. Sau 9 tháng, hơn tấn cá mè hoa, cá chép đầu tiên được xuất bán cho thu nhập cao, lãi lớn. Phấn chấn với thành quả lao động, gia đình người CCB, thương binh gan dạ từ thời trai trẻ, nay tiếp tục vay vốn chương trình giải quyết việc làm mở rộng mô hình chăn nuôi, chuyển từ mô hình nuôi cá sang nuôi ba ba giống nhập từ Đài Loan. Nhờ cần cù, chịu khó và biết cách sử dụng vốn vay chính sách đúng mục đích, phân bổ kế hoạch cụ thể, hợp lý, nên trang trại chăn nuôi con đặc sản của ông Nghiên phát triển đồng đều về số lượng, chất lượng, đạt thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Ông tâm sự: “Hồi mới rời quân ngũ về quê hương cũng như gia đình còn nghèo khó, túng bấn lắm, nhưng nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, nhất là các tổ chức hội, đoàn thể trong đó có Hội CCB đã tạo điều kiện cho gia đình tôi xây dựng được mô hình chăn nuôi như hiện nay. Cuộc sống giờ khấm khá hẳn lên 2 cháu lớn còn được vốn vay ưu đãi để theo học đại học tận thủ đô Hà Nội nữa. Cá nhân tôi vừa có dư dật kinh tế bồi dưỡng sức khoẻ và tham gia công tác xã hội, vừa trực tiếp làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ba năm nay”.
CCB, thương binh Nguyễn Văn Nghiên không những trở thành điển hình trong phong trào xoá nghèo, làm kinh tế giỏi mà đã thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giống và kỹ thuật cho nhiều bà con trong xóm, ngoài làng. Cụ thể, thời gian qua, ông đã cho một số hộ nghèo và đồng đội cũ vay gần 100 triệu đồng không lấy lãi và cấp không hơn 10 vạn con cá giống. Ông mong sao mọi người cùng chung lưng đấu cật vượt nghèo khó, xây dựng cuộc sống no đủ, bình yên.
Bài và ảnh Ngọc Phúc
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Điểm tựa tín dụng cho hộ nghèo
- » Nỗ lực vì mục tiêu giảm nghèo
- » Tiên Thuận đã “thay da đổi thịt”
- » Huy động tiết kiệm qua tổ: “Góp gió thành bão”!
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thái Nguyên triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2013
- » Lai Vung với chính sách “tam nông”
- » Kiểm tra hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc
- » Mở mang làng nghề nơi đầu nguồn sông Cửu Long
- » Để đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Kiên Giang họp phiên thường kỳ Quý III/2013