Trao đồng vốn cần đi kèm kiến thức
Đồng vốn hiệu quả
Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 2.300 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở 526 ấp, khu vực; trong đó, 1.609 tổ đạt loại tốt, không còn tổ xếp loại yếu. Số dư tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn đến cuối tháng 8 đạt gần 26 tỷ đồng; tỷ lệ tổ viên tham gia gửi tiết kiệm bình quân trong 1 Tổ tiết kiệm và vay vốn là 76,18%.
“Nhờ đồng vốn vay từ NHCSXH mà nhiều hộ cận nghèo như gia đình tôi có điều kiện vươn lên. Số tiền 10 triệu đồng được vay với lãi suất thấp giúp tôi yên tâm đầu tư cho mảnh vườn nhà mình”, bà Phan Thị Vân ngụ ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A chia sẻ.
Đánh giá về ý nghĩa của nguồn vốn này, ông Võ Văn Sum - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú Thạnh nhận định: “Nguồn vốn từ NHCSXH nhiều năm qua đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo vì lãi suất ưu đãi, hạn chế được tình trạng người dân vay tiền nặng lãi bên ngoài. Tại xã Tân Phú Thạnh, bình quân thoát nghèo từ 8 - 10 hộ/năm. Đa số những hộ nghèo được cho vay đều rất phấn khởi làm ăn nên công tác thu lãi, vốn rất thuận lợi, đúng kỳ hạn”.
Ông Trần Thành Đạt - Giám đốc NHCSXH huyện Châu Thành A, cho biết: “Kết quả cho vay thời gian qua mang lại hiệu quả là do có sự chỉ đạo, giám sát, bình xét, kiểm tra của cấp ủy chính quyền địa phương. Đặc biệt là vai trò của trưởng ấp trong việc bình xét đúng đối tượng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của hộ vay”.
Vốn vay đi đôi với thực tiễn
“Nguồn vốn từ NHCSXH nhiều năm qua đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, hạn chế được tình trạng người dân vay tiền nặng lãi bên ngoài. Tại xã Tân Phú Thạnh, bình quân có từ 8 - 10 hộ thoát nghèo/năm”, ông Võ Văn Sum cho biết. |
Cũng theo ông Đạt, hiện NHCSXH huyện Châu Thành A đã cho vay trên 18,3 tỷ đồng. Hiệu quả nguồn vốn cho vay được thể hiện rất rõ qua tỷ lệ thu lãi đạt khoảng 98%, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn dưới 0,75%.
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn vay trên toàn tỉnh, ông Nguyễn Minh Vương - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Hậu Giang cho biết, chi nhánh sẽ phấn đấu hoàn thành 99 - 100% kế hoạch dư nợ được giao năm 2014. Đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và các đơn vị có liên quan tập trung mọi nguồn lực để giải ngân nhanh chóng, kịp thời các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu kế hoạch dư nợ đã được thông báo.
“Để việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát huy được hiệu quả, cần có sự tuyên truyền rộng rãi vế kiến thức KHKT, khuyến nông, khuyến công để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Có như vậy nguồn vốn ưu đãi mới trở thành đòn bẩy, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định cuộc sống, hạn chế tình trạng tái nghèo, tiến tới giảm nghèo bền vững”, ông Vương nhấn mạnh.
Bài và ảnh Chúc Ly - Hồng Cẩm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Góp phần đưa đồng vốn đến tận tay đối tượng chính sách
- » 4.000 hộ nghèo ở Phú Yên mong nhà tránh lũ
- » Bình Định đổi thay diện mạo sau Nghị quyết 30a
- » Chuyện “cao và thấp” ở huyện Cẩm Khê
- » Cao nguyên đá Đồng Văn sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách
- » Gỡ khó cho người trồng dược liệu
- » Giúp hội viên vươn lên làm giàu
- » Hiện đại hóa tin học như “chiếc chìa khóa vạn năng”
- » Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững
- » Quản lý tốt nguồn vốn ủy thác