Tín chấp vay vốn giúp hội viên thoát nghèo, làm giàu
Nêu cao vai trò hoạt động hỗ trợ nông dân, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Hội Nông dân huyện Quỳnh Phụ luôn phát huy trách nhiệm khi thực hiện ủy thácvốnvay cho nông dân thông qua hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Vì vậy, số lượng và chất lượng dịch vụ vay vốn ngày càng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2012, tổng số hộ hội viên nông dân ở Quỳnh Phụ được vay vốn NHCSXH là 5.262 hộ, tổng số dư nợ 94,869 tỷ đồng.
Qua kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn vay hàng năm, các hộ nông dân đều sử dụng vốn đúng mục đích, trong đó nhiều hộ tập trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển gia trại, trang trại; mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Đặc biệt, thông qua các nguồn vốn vay, nhiều làng nghề trong huyện được duy trì, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất như nghề dệt chiếu cói ở An Tràng, An Dục, An Hiệp; nghề cơ khí ở Quỳnh Giao; sản xuất bánh đa ở Đông Hải; chạm khắc gỗ ở An Đồng… Nhiều nông dân đầu tư vốn vay ưu đãi có hiệu quả kinh tế cao như hội viên Nguyễn Quốc Toản xã Quỳnh Hội, nuôi lợn nái thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng/năm; hội viên Nguyễn Văn Thành ở Đồng Tiến thu mua và xay xát, tiêu thụ lúa gạo cho nông dân; hội viên Lê Văn Kiệm ở Quỳnh Hải thu mua rau, quả, sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và tiêu dùng nội địa…
Từ kết quả hoạt động tín chấp giúp nông dân vay vốn, Hội Nông dân huyện Quỳnh Phụ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm như: Cán bộ hội cần tích cực nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, qua đó phổ biến, tuyên truyền và vận động hội viên nông dân thực hiện. Cần giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để nắm bắt thực trạng tình hình dư nợ, những khó khăn vướng mắc liên quan đến đối tượng vay vốn để có biện pháp phối hợp giải quyết kịp thời.
Hội Nông dân các cấp cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hội năng động, nhiệt tình, vừa phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng của Nhà nước, của ngân hàng, vừa phải tích cực tiếp cận và khơi thông những vướng mắc đối với đối tượng có nhu cầu vay vốn, mang lại quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên. Chú trọng công tác đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện chương trình phối hợp tại các hội nghị giao ban công tác hàng quý, sơ kết công tác 6 tháng…, qua đó động viên, biểu dương những đơn vị thực hiện tốt; uốn nắn, nhắc nhở những thiếu sót, tồn tại để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hà Dung
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Những nỗ lực thoát nghèo của người dân Đức Trọng
- » Chàng trai làm giàu từ chăn nuôi
- » Lục Nam phá thế thuần nông
- » Người phụ nữ Hrê sử dụng vốn vay để thoát nghèo
- » Nâng cao ý thức tiết kiệm, giúp thoát nghèo
- » Đưa nguồn vốn ưu đãi đến người nghèo ở Xuân An
- » Đồng hành cùng phụ nữ thoát nghèo
- » Cựu chiến binh huyện Phú Tân: Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
- » Vốn vay ưu đãi đến với hộ cận nghèo ở Đam Rông
- » Đóng góp tích cực cho công cuộc giảm nghèo