Đưa nguồn vốn ưu đãi đến người nghèo ở Xuân An
Theo chân Giám đốc NHCSXH thị xã An Khê, Vương Thêm chúng tôi đến thăm gia đình ông Lê Văn Tình ở thôn An Xuân 2 - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn gương mẫu và là hội viên điển hình trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Mặc dù, là một thương binh 2/4 nhưng ông Trình vẫn nêu cao phẩm chất, nghị lực của anh bộ đội cụ Hồ “tàn nhưng không phế”, vẫn luôn luôn làm “con người trong nhà, chân tay để ngoài rẫy”. Ông Tình tâm sự cho chúng tôi biết là đã 2 lần được vay vốn ưu đãi của Chính phủ với hơn 30 triệu đồng để đến hôm nay có được 3ha mía tím, lúa nước, rau bắp cải sạch và 10 con bò,… thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Trước đây ông chỉ biết trồng lúa trên nương rẫy nên năm nào cũng đói. Được vay vốn ưu đãi và nghe lời cán bộ Hội Nông dân, ông đã tham dự các buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm làm ăn để học cái chưa biết, học cái hay của người khác, và sử dụng vốn vay tập trung mua giống mới, vật tư phân bón, đào mương dẫn nước từ khe suối vào ruộng lúa, vườn cà phê. Cứ thế cái đầu ngày càng sáng sủa, mùa màng tươi tốt, giúp cho cuộc sống ấm no hơn.
Trong số 370 hộ vay vốn của chương trình tín dụng hộ nghèo của xã Xuân An đã có hơn 1/2 làm ăn khấm khá, đạt danh hiệu “nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, còn phải kể đến chị Đinh Thuý, dân tộc Ba Na ở làng Brếp là tấm gương nổi bật. Khởi nghiệp từ 1ha đất khai hoang của bố mẹ cho khi lấy chồng vào năm 2009 và từ 15 triệu đồng vay của NHCSXH, chị Thuý đã cùng với chồng tích cực vỡ đất khai hoang được hơn 2ha. Đồng thời, chuyển một phần diện tích năng suất thấp sang trồng mía, mỗi năm thu 20 tấn mía bán cho nhà máy và 1.200 trụ tiêu xanh tốt. Năm 2012, gia đình chị thu hoạch được hơn 4 tấn hồ tiêu, trừ chi phí, cùng với năng suất mía, chị lãi hơn 400 triệu đồng. Phấn chấn được mùa, chị tự nguyện trả nợ ngân hàng trước kỳ hạn và hoàn thành nhiệm vụ Phó bí thư Đoàn xã Xuân An giao cho. Cũng như chị Đinh Thuý, các gia đình: anh Lê Văn Tiệp, Lê Văn Địch ở làng Đắk Blong đều là những tấm gương sử dụng vốn vay ưu đãi, vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vượt khó, làm ăn khấm khá của xã Xuân An.
Chủ tịch UBND xã Đinh Thị Vui cho biết: dù có ưu thế đất đai phì nhiêu phù hợp với tiềm năng trồng cây công nghiệp, nhưng cách đây chưa lâu, Xuân An vẫn là một xã nghèo. Điểm mấu chốt là thiếu vốn và do nhận thức còn hạn chế, nhất là với đồng bào dân tộc, nên nhiều bà con chưa mạnh dạn vay vốn, đầu tư vốn, công sức làm ăn. Để phong trào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển, xã phối hợp chặt chẽ với các phòng ban của huyện đưa các mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khả năng trình độ của bà con như: chăn nuôi bò lai sinh sản, nạc hóa đàn heo, trồng thâm canh các loại hoa màu, cây công nghiệp. Đặc biệt, các tổ chức hội, đoàn thể quản lý tốt nguồn vốn uỷ thác của NHCSXH, tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhằm xóa nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ngay trên đồng đất quê hương.
Bài và ảnh Tùng Lâm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đồng hành cùng phụ nữ thoát nghèo
- » Cựu chiến binh huyện Phú Tân: Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
- » Vốn vay ưu đãi đến với hộ cận nghèo ở Đam Rông
- » Đóng góp tích cực cho công cuộc giảm nghèo
- » Thêm điểm tựa vững chắc cho hộ cận nghèo
- » Giảm nghèo hiệu quả
- » Đồng vốn “gõ cửa” người nghèo
- » Hiệu quả nguồn vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Nghi Lộc
- » Điểm tựa của nhà nông đất quế
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn khu 9 là chỗ dựa, nơi bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nghèo