Chàng trai làm giàu từ chăn nuôi
Năm 2009 anh Nguyễn Lâm Quang Trường được NHCSXH huyện cho vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để đầu tư nuôi bò, dê. Anh tâm sự với chúng tôi về những ngày ban đầu: “Với số vốn đó tôi đầu tư nuôi 3 con dê và 3 con bò còn lại đầu tư làm chuồng trại. Từ đó 3 con dê đã sinh được 6 chú dê con, tôi đã để lại làm giống và cứ thế đàn dê tôi ngày càng tăng lên, đến nay tổng số đàn dê tôi đã tăng lên đến 25 con trong đó có 10 con dê nái. Bình quân dê mỗi năm sinh 2 lứa, cứ 4 tháng lại xuất chuồng. Trừ hết các khoản chi phí mỗi năm thu lợi nhuận từ dê khoảng 50 triệu đồng. Từ đó tôi đã đầu tư và mua thêm bò về chăn nuôi, đến nay đàn bò đã tăng lên 15 con, cứ 2 năm xuất chuồng 1 lần, tính ra mỗi năm thu lợi từ bò cũng được 30 triệu đồng”.
Nhận thấy việc chuyển dịch kinh tế theo hướng chăn nuôi có chiều hướng phát triển mạnh anh Trường đã tham mưu cùng UBND xã, phối hợp cùng Đoàn Thanh niên và Hội Nông dân xã thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi bò dê” nhằm cung cấp con giống cũng như tìm đầu ra cho người chăn nuôi. Đến nay tổng số tổ viên tổ hợp tác là 20 thành viên, thường xuyên giúp đỡ nhau về con giống, nghiệp vụ và kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp con giống cho một số hộ nghèo trong xã với giá rẻ…
Cuối năm 2011, anh Trường tiếp tục được vay vốn NHCSXH để đầu tư chăn nuôi gà thả vườn. Bước đầu do chưa nắm bắt được kỹ thuật nên anh đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng không từ bỏ, anh quyết tâm tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, qua mạng Internet và rút kinh nghiệm bản thân chính vì vậy đàn gà của anh đã nhanh chóng phát triển.
Thấy việc nuôi gà có chiều hướng phát triển nên nhiều người đã hỏi thăm và nhiều thanh niên đã có ý nhờ anh cung cấp con giống. Từ đó anh đã đầu tư máy ấp trứng và nuôi gà mái đẻ. Anh kể: “Cứ mỗi tháng tôi cung cấp từ 300 con đến 400 con gà con, trừ chi phí điện, thức ăn, thuốc ngừa cho gà con trước khi bán, thì tôi còn lời khoảng 8.000 đồng/con. Chính vì vậy, bình quân thu nhập từ gà mỗi tháng 3 triệu đồng”.
Trước khi chia tay chúng tôi anh chia sẻ mong ước của mình: “Tôi hy vọng mức cho vay chương trình giải quyết việc làm từ NHCSXH được nâng lên, để thanh niên chúng tôi có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiện tại, với mức cho vay của chương trình chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của thanh niên chúng tôi, có như vậy công tác giảm nghèo sẽ dần có hiệu quả và góp phần tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay”.
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Lục Nam phá thế thuần nông
- » Người phụ nữ Hrê sử dụng vốn vay để thoát nghèo
- » Nâng cao ý thức tiết kiệm, giúp thoát nghèo
- » Đưa nguồn vốn ưu đãi đến người nghèo ở Xuân An
- » Đồng hành cùng phụ nữ thoát nghèo
- » Cựu chiến binh huyện Phú Tân: Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
- » Vốn vay ưu đãi đến với hộ cận nghèo ở Đam Rông
- » Đóng góp tích cực cho công cuộc giảm nghèo
- » Thêm điểm tựa vững chắc cho hộ cận nghèo
- » Giảm nghèo hiệu quả