Những “trợ thủ” đưa vốn đến trúng đích
Quản lý tốt nguồn vốn
Ông Mai Chí Toại - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, thông tin: Hội Nông dân xã đang có 22 Tổ tiết kiệm và vay vốn, hiện có dư nợ đến 18 tỷ đồng với hơn 1.100 hộ vay. Thời gian qua, các Tổ tiết kiệm và vay vốn luôn làm tốt vai trò của mình trong công tác hỗ trợ, quản lý đồng vốn của các thành viên, giúp cho nợ quá hạn giảm chỉ còn 0,28%. Bên cạnh đó, các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trong xã còn thường xuyên đến từng gia đình hội viên động viên, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ họ trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả.
“Ngoài việc thường xuyên theo sát quá trình sản xuất của từng thành viên, Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp còn tạo động lực rất lớn cho hộ vay phát triển sản xuất. Sau khi được tổ giới thiệu đi tham quan, những mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao và trực tiếp tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi 3.000m2 đất lúa sang trồng cam sành và nuôi thêm lợn sinh sản. Từ đó, giúp gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng”, bà Nguyễn Thị Út ngụ tại ấp 9B, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy cho hay. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Nắm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cho biết, Hội Nông dân xã hiện có 11 Tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 1.000 hội viên. Không chỉ tham gia thực hiện công tác quản lý nguồn vốn tốt, nhiều Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều cách làm hay
Hiện, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhận ủy thác quản lý gần 2.300 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với gần 98.800 hộ vay vốn tại 76 xã, phường, thị trấn. Việc quản lý chặt nguồn vốn của các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã góp phần quan trọng giúp NHCSXH hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, ông Nguyễn Thanh Triều - Giám đốc NHCSXH tỉnh Hậu Giang cho biết. |
Ông Trịnh Minh Cảnh - Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cho rằng: Các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giữ vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo, giúp xã hoàn thành chỉ tiêu thoát nghèo theo kế hoạch được giao. Đầu năm 2016, toàn xã còn 510 hộ nghèo và 46 hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn mới. Do đó, đến hết năm 2016, địa phương tích cực phối hợp NHCSXH và tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm từ 2 - 3% hộ nghèo trên địa bàn.
Bà Phạm Thị Nữ - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Tôi được bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn từ tháng 8/2013 đến nay. Thời gian đầu, tôi tiếp nhận 39 hộ, trong đó một nửa là hộ nghèo. Trước thực trạng đó, với sự hỗ trợ vốn của NHCSXH, thông qua các buổi sinh hoạt tổ, bản thân tôi cùng các hội, đoàn thể chọn những mô hình làm ăn có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng hộ để giới thiệu hội viên làm theo”.
Còn tại Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9B, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tổ đã chọn những mô hình làm ăn đạt lợi nhuận cao để định hướng cho các hội viên khác làm theo. Đồng thời Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp 9B đã trực tiếp đi kiểm tra đối với các hộ vay và kịp thời báo cáo những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Nhờ đó, không chỉ giúp quản lý tốt nguồn vốn ủy thác mà còn góp phần tạo động lực cho nhiều hội viên nữ ở nông thôn thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Bài và ảnh Ngọc Quyên
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Động lực để thoát nghèo bền vững
- » An tâm trong những ngôi nhà vượt lũ ở Quảng Bình
- » Ayun Pa chuyển mình
- » Có trâu để nuôi, có nước sạch để dùng
- » Linh hoạt trong thực thi chính sách giảm nghèo
- » Tín dụng chính sách: KÊNH KẾT NỐI DÂN - CHÍNH - ĐẢNG
- » Vì mục tiêu giảm nghèo bền vững
- » NHCSXH tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thi nghiệp vụ giỏi năm 2016
- » Vốn vay chính sách ở Bảo Thắng
- » “Khóa đào tạo giúp cho mỗi cán bộ cải thiện đáng kể về phương pháp tập huấn”