Làng quê Phúc Thọ đổi mới
“Phúc Thọ là huyện thuần nông, ít ngành nghề của tỉnh Hà Tây (cũ). Bức tranh kinh tế của huyện như “lột xác” sau hợp nhất về với thủ đô”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, Phùng Anh Tuấn, nhận xét. Thể hiện: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trước năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp của huyện chiếm 40,1% cơ cấu kinh tế, thì hết năm 2013 giảm xuống còn dưới 30%. Khai thác tiềm năng và lợi thế, Phúc Thọ đã trở thành 1 trong 3 huyện ngoại thành có phong trào sản xuất nông nghiệp mạnh nhất thành phố. Toàn huyện có 265 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế với diện tích gần 500ha, trong đó 75 dự án đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại; huyện đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn và vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, như sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Thanh Đa 50ha, Võng Xuyên 70ha, Thọ Lộc 50ha, Hát Môn 50ha, vùng bưởi Diễn 54ha tại xã Hiệp Thuận. Xã Vân Nam có 80ha vùng bãi sông Hồng, xưa là bãi đất hoang, giờ là vùng chuyên canh chuối tiêu hồng, nổi danh với nhiều “đại gia vùng bãi” như Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Quốc Vương… Sản xuất hàng hóa phát triển, theo Bí thư huyện ủy Phúc Thọ, Ngọ Duy Hiểu, năm 2013 kinh tế Phúc Thọ tăng trưởng 10,05%, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt gần 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, toàn huyện còn trên 2.500 hộ nghèo, chiếm 6,2% dân số; còn cận nghèo là 2.188 hộ, chiếm 5,1% dân số.
Đồng hành cùng nông dân giảm nghèo, tổng nguồn vốn NHCSXH huyện Phúc Thọ đang quản lý đạt gần 240 tỷ đồng, cho vay 8 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 238 tỷ đồng. Qua kiểm tra, đối chiếu các món vay, số tiền vay theo các văn bản đã ký kết giữa các hội, đoàn thể nhận ủy thác, với 12.080 khách hàng, không có hộ vay nào chênh lệch số dư và sử dụng vốn sai mục đích. Theo số liệu của UBND huyện Phúc Thọ, từ nguồn vốn vay của NHCSXH, năm 2013 đã giúp cho 750 hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm mới cho trên 1.430 lao động, giúp gần 4.850 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tiếp tục đến trường, góp phần xây dựng và cải tạo được trên 2.040 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
NHCSXH đã, đang là một trong những công cụ đắc lực, hữu hiệu của Nhà nước giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Phúc Thọ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Năm 2009, chị Hoàng Thị Liên ở xã Mỹ Lộc được vay 20 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm. Chị đã “bỏ phố ra đồng” đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt và lợn đẻ, giúp gia đình từng bước cải thiện thu nhập, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức ổn định cuộc sống. Năm 2013, chị Liên quyết định đấu thầu hơn 3.000m2 ruộng, phát triển mô hình kinh tế VAC. Trả hết 20 triệu đồng nợ cũ, chị vay tiếp 20 triệu đồng hộ cận nghèo để đào ao, trồng nhãn, chăn nuôi lợn, gà, vịt theo hướng sản xuất hàng hóa. “Năm đầu lãi chưa nhiều, nhưng hi vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn”, chị Liên tin tưởng.
Số liệu từ NHCSXH thành phố Hà Nội, cho biết: tính đến hết quý I/2014, dư nợ cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này không chỉ giúp đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống hộ gia đình vay vốn mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ - một xã có tốc độ đô thị hóa nhanh, nguồn vốn từ NHCSXH đã “tiếp sức” cho nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2009, doanh nghiệp may Minh Tâm được NHCSXH huyện Phúc Thọ giải ngân 200 triệu đồng để mở rộng xưởng sản xuất. Năm 2013, doanh nghiệp đã trả hết nợ và giải quyết cho hơn 30 lao động địa phương có việc làm, thu nhập 4 - 6 triệu đồng/ngươi/tháng. Tính chung cả huyện Phúc Thọ, dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm đạt khá cao, trên 37 tỷ đồng, với hơn 2.000 khách hàng vay vốn. Con số này đang tiếp tục tăng lên trong năm 2014.
Bài và ảnh Quốc Vũ
Một bình luận cho bài viết "Làng quê Phúc Thọ đổi mới"
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Nét mới về Tổ tiết kiệm và vay vốn trên vùng đất chè
- » Đồng vốn chính sách giúp CCB làm giàu
- » Để người dân thoát nghèo bền vững
- » Nam Định sau 1 năm cho vay hộ cận nghèo
- » Vì nhân dân phục vụ
- » Đồng vốn đi qua, khó nghèo lùi bước
- » Tín dụng chính sách trên thành phố mang tên Bác: LỰC ĐỠ LỚN TỪ NHỮNG ĐỒNG VỐN NHỎ
- » Vốn vay dành cho hộ cận nghèo ở Khánh Hòa đang phát huy hiệu quả
- » Nguồn vốn ưu đãi về với phụ nữ nghèo Bạch Thông
Em muốn phát triển kinh tế và hiện tại đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh từ ngân hàng chính sách của Huyện. Nhưng em chưa biết liên hệ ai và thủ tục như thế nào. Rất mong được sự ta vấn của quý anh chị. Em ở Xã Ngọc Tảo Huyện Phúc Thọ, Số điện thoại: 0332998628