Đưa vốn chính sách lên miền núi
Trụ sở xã A Đớt, nơi có 95% dân số là đồng bào Tà Ôi, ngày giao dịch đông vui như có hội làng. Không chỉ giao dịch với ngân hàng, đây còn là dịp để bà con học hỏi, trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất để phát huy hiệu quả vốn vay. Gặp chúng tôi, anh Hồ Sỹ Khu, Trưởng thôn La Tưng kiêm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn phấn khởi khoe, năm 2013, trong tổ vay vốn của anh có 3 hộ thoát nghèo, Tết này sẽ là một cái Tết no ấm, hạnh phúc.
Ông Trương Công Lân - Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc, năm 2013, chi nhánh đã kiện toàn lại 100% các Tổ tiết kiệm và vay vốn theo hướng nâng quy mô và chất lượng hoạt động. Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường nên nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được sử dụng đúng mục đích, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Có lẽ vì thế mà theo Giám đốc Phòng giao dịch huyện A Lưới Đoàn Thanh Chương, năm 2013, số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn ngân hàng trên địa bàn huyện là 183 hộ, số gia đình vay vốn học sinh, sinh viên có con em ra trường có việc làm ổn định là 71 hộ…
Bài và ảnh Mai Khôi
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tín hiệu vui từ “trang trại việc làm”
- » Năm 2014, NHCSXH tỉnh Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng từ 5 - 7%
- » Chắp cánh những ước mơ
- » Để Yên Bái giảm nghèo bền vững
- » Cùng chung xây dựng cuộc sống mới
- » Vốn tín dụng chính sách giúp thanh niên dân tộc thoát nghèo
- » Góp phần thúc đẩy nhanh chương trình giảm nghèo
- » Tự tin thoát nghèo bền vững
- » Nước sạch đã về với người dân vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
- » Chuyển biến mới ở Hậu Giang