Có thu nhập cao và bảo vệ môi trường xanh, sạch
Yên tâm làm ăn
Một trong những hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay là gia đình chị Nguyễn Thị Kim Dung ở thôn Nam Đường Tây, xã Nam Cao. Chị Dung chia sẻ: “Năm 2005, UBND xã Nam Cao có chủ trương khuyến khích nông dân trong xã chuyển đổi từ cây lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế theo hướng trang trại, vợ chồng tôi dồn đổi 1,3ha ruộng lúa để đào ao thả cá, trên bờ quây chuồng nuôi vịt, gà, lợn”.
Những năm đầu làm trang trại, vợ chồng chị Dung gặp rất nhiều khó khăn bởi kinh nghiệm, vốn liếng không có. Từ năm 2010 đến nay, thông qua Hội Nông dân xã, gia đình chị Dung được NHCSXH huyện cho vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Có vốn, chị Dung đầu tư mua 2 con lợn nái hướng nạc về nuôi thay thế con lợn nái giống cũ. Từ đó, chị phát triển dán đàn lợn nái ngoại lên đến 15 con, chủ động được con giống. “Mỗi năm tôi nuôi 4 lứa lợn thịt, 100 con/lứa, trừ chi phí tích lũy được hơn 100 triệu đồng”, chị Dung cho biết.
Bên cạnh nguồn vốn cho vay chương trình giải quyết việc làm, năm 2012 gia đình chị Dung còn được NHCSXH huyện cho vay 8 triệu đồng từ chương trình tín dụng NS&VSMTNT để xây hẩm khí biogas thể tích 30m³. Với hầm biogas này, gia đình chị tiết kiệm được chi phí sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
Khuyến khích nông dân chăn nuôi an toàn
Thực hiện chương trình ủy thác vay vốn với NHCSXH huyện Kiến Xương, Hội Nông dân xã Nam Cao đang trực tiếp quản lý 6 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ là hơn 2,3 tỷ đồng. |
Cũng được NHCSXH huyện Kiến Xương cho vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm và 8 triệu đồng chương trình tín dụng NS&VSMTNT, ông Phạm Văn Mẫn ở thôn Nam Đường Tây, xã Nam Cao kể: “Được vay vốn, tôi quyết định cải tạo hơn l,lha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế theo hướng trang trại có hệ thống xử lý chất thải. Đầu tư đúng hướng, chăn nuôi an toàn nên mỗi năm gia đình tôi lãi hơn 100 triệu đồng”.
Theo chia sẻ của chị Dung và ông Mẫn, để chăn nuôi an toàn, bên cạnh đầu tư hệ thống xử lý chất thải, các hộ cần gây được đàn lợn nái đủ để cung cấp con giống sẽ hạn chế được việc lây lan các mầm dịch…
Trao đổi về vấn đề chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở địa phương, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Cao, hiện là Phó Chủ tịch HĐND xã Nguyễn Ngọc Ánh, cho biết: “Trước đây, nghề dệt là thu nhập chính của bà con. Tuy nhiên, những năm gần đầy do thị trường tiêu thụ không ổn định, nhiều hộ đã chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại. Tổng đàn lợn toàn xã luôn duy trì ở 11.000 con, 80% hộ chăn nuôi sử dụng bình biogas để xử lý môi trường và tận dụng làm chất đốt”.
Bài và ảnh Thu Hà
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » “Trên 25 triệu lượt hộ nghèo và các ĐTCS được tiếp cận vốn vay ưu đãi”
- » Điểm tựa thoát nghèo
- » Có nước sạch là nhờ nguồn vốn ưu đãi
- » Tây Ninh tích cực đưa Chỉ thị của Đảng về tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống
- » Tín dụng chính sách trên miền núi cao biên giới Điện Biên
- » Khi Chủ tịch xã làm tín dụng chính sách
- » Hướng thoát nghèo của người dân Sơn La
- » Vốn vay ưu đãi giúp phụ nữ Phước Tân làm giàu
- » Tăng trưởng mới về tín dụng chính sách tại Yên Bái
- » Góp sức xây dựng nông thôn mới