Chuyện “Ba không” ở xã Vĩnh Đồng

11/11/2016
(VBSP News) Xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) có 1.018 hộ, đa số đồng bào dân tộc Mường. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tính đến nay, dư nợ vốn tín dụng ưu đãi của toàn xã đạt trên 8 tỷ đồng, nhưng không có nợ quá hạn, không xâm tiêu, không vay ké.
Gia đình ông Hoàng Tiến Quang sử dụng vốn vay chương trình hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Gia đình ông Hoàng Tiến Quang sử dụng vốn vay chương trình hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Theo Chủ tịch UBND xã, Bùi Thanh Hải đây không phải chuyện mới, mà mấy năm nay trong vay vốn ưu đãi từ NHCSXH, Vĩnh Đồng đã thực hiện tốt mục tiêu “3 không”. Nguyên nhân vì bà con sử dụng vốn vay hiệu quả, NHCSXH có những “cánh tay nối dài” đầy trách nhiệm, được dân tin.

Cũng như nhiều địa phương khác, 4 tổ chức hội, đoàn thể ở Vĩnh Đồng đều tích cực vào cuộc, nhận ủy thác vốn vay của NHCSXH. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Bùi Văn Ứng, cho biết: Toàn xã cố 14 Ttiết kiệm và vay vốn, trong đó Hội CCB quản lý 6 tổ, với dư nợ gần 3 tỷ đồng, hiện189 hộ còn dư nợ. Các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, hầu hết phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê…Để đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất nguồn vốn trên, Hội Cựu chiến binh xã thường xuyên phối hợp với NHCSXH, kiện toàn và củng cố hệ thống các Tổ tiết kiệm và vay vốn; quy trình bình chọn, xét vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng. Đồng thời, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, đảm bảo vốn quay vòng cho các đối tượng khác có nhu cầu cấp thiết hơn.

Cùng với Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân xã Vĩnh Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên ở 12 Ttiết kiệm và vay vốn vay 3,7 tỷ đồng để chuyển đổi  diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi và phát triển chăn nuôi gia súc, xây dựng các công trình cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn. Gia đình ông Hoàng Tiến Quang ở xóm Sống Dưới, là một trong nhiều hộ tiêu biểu được Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp với NHCSXH để vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Đến nay ông đã có một cơ ngơi kha khá, với đàn trâu 7 con, đàn lợn thịt 20 con (trọng lương trung bình 70kg/con), gà vịt và 2ha rừng keo đang vào mùa khai thác, trị giá trên 600 triệu đồng. “Nếu không có NHCSXH thì tôi vẫn là một hộ nghèo “thâm niên”, ông Quang cho hay.

Cùng ở thôn Sống Dưới, gia đình chị Bùi Thị Xuyến sử dụng 20 triệu đồng vốn vay ưu đãi mua đủ giống cây và phân bón trồng và chăm sóc 5 sào đồi trồng cam, 2 sào đất vườn trồng chanh. Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn, năm 2015 gia đình thu lãi từ những cây ăn quả trên 100 triệu đồng, thoát nghèo bền vững.

Chiềng 3, là một trong những xóm đi đầu về các hoạt động đoàn thể và trồng màu tốt nhất xã Vĩnh Đồng. Nhờ có tín dụng chính sách, trong sản xuất nông nghiệp, Chiềng 3 từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công, từ việc bỏ đất hoang đến nay toàn bộ diện tích đất trồng luá 1 vụ đã được bà con tận dụng chuyển thành đất 2 vụ, trồng màu, làm vụ đông, với các loại cây như: mía tím, dưa chuột, dưa hấu, lạc, ngô, khoai, rau các loại… Kết hợp với trồng trọt, Chiềng 3 lồng ghép nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, vịt; kết hợp trồng rừng với chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

Tổ trưởng Ttiết kiệm và vay vốn xóm Chiềng 3, Bùi Thị Hà cho biết: Hiện nay, toàn xóm có dư nợ vốn vay ưu đãi đạt gần 566 triệu đồng, trong đó hộ nghèo vay nhiều nhất 195 triệu đồng, tiếp đến hộ cận nghèo 100 triệu đồng; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 92 triệu đồng… Tuy nhiên, theo bà Hà, thời gian tới NHCSXH cần có cơ chế tăng mức trần cho vay cũng như thời hạn vay trên cơ sở các dự án và đối tượng cụ thể, như vậy sẽ hỗ trợ đắc lực hơn cho người dân trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu của xã Vĩnh Đồng từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt mức thu nhập bình quân 18 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn dưới 10%…Có thể khảng định, nguồn vốn ưu đãi đã và đang “khoác chiếc áo mới” cho vùng đất Vĩnh Đồng, cho đồng bào dân tộc thiểu số từng bước hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Bài và ảnh Hồ Minh Khánh

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác