CCB “đánh bại” đói nghèo
Tiếp sức CCB
Gia đình ông Phan Duy Hưng ở xóm 9, xã Thụy Lôi, đang nuôi 300 gà Ai Cập chuyên cung cấp trứng, 200 gà thịt, 300 con ngan, 16 con lợn sề, 18 con lợn thịt. Ngoài ra, ông Hưng còn thả các loại trắm, chép, trôi… ông Hưng cho biết, ông vốn là thương bình ¾. Sau khi ông phục viên, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, sức khỏe giảm sút. Biết chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng ông không có vốn.
May mắn, năm 2005, nhờ nguồn vốn vay 20 triệu đồng của NHCSXH, ông đã đặt nền móng đầu tiên cho trang trại chăn nuôi riêng, ông đầu tư nuôi lợn, thả gà, lời lãi lứa này, ông lại quay vòng đầu tư ở quy mô lớn hơn. Chỉ hai năm sau, kinh tế gia đình ông ổn định, con cái có điều kiện ăn mặc, học hành. Năm 2016, ông tiếp tục vay 50 triệu đồng NHCSXH từ chương trình giải quyết việc làm để đầu tư chăn nuôi ở quy mô lớn hơn, đa dạng hơn. Hiện nay, nhờ chăn nuôi lợn, gà và cá, gia đình ông Hưng thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Ông Tạ Duy Dương - Phó Chủ tịch Hội CCB xã Thụy Lôi cho biết: “Mặc dù chỉ có 2 Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhưng dư nợ ủy thác của NHCSXH của Hội CCB xã lên tới hơn 3 tỷ đồng với gần 100 hộ vay/200 hội viên, trong đó nợ quá hạn chưa tới 2 triệu đồng. Nguồn vốn từ NHCSXH đang thực sự phát huy hiệu quả, tiếp sức rất nhiều cho các hội viên CCB.
Đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn chính sách, ông Nguyễn Văn Dĩ - Chủ tịch UBND xã Thụy Lôi cho biết, tính đến nay tổng dư nợ toàn xã là 15,4 tỷ đồng, phân bổ cho 12 Tổ tiết kiệm và vay vốn của 4 tổ chức hội, đoàn thể. Theo ông Nguyễn Văn Dĩ - Chủ tịch UBND xã Thụy Lôi, Hội CCB đã mang lại luồng gió mới với tư duy “làm giàu không giới hạn tuổi”, điều này đã tiếp sức rất nhiều cho lớp thanh niên địa phương.
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Ông Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Bảng nhấn mạnh: “Đồng vốn ưu đãi không chỉ mang ý nghĩa nhân văn từ các chủ trương của Đảng, Chính phủ, mà còn thực sự động viên, khích lệ các đồng chí CCB tiếp tục cống hiến trên mặt trận kinh tế thời bình. Với 5.929 hội viên, hiện dư nợ của chúng tôi là trên 32,5 tỷ đồng với hơn 2.000 hộ vay. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn để giúp các hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Giám đốc NHCSXH huyện Kim Bảng, Lê Thanh Huế cho rằng, để đồng vốn đến đúng đối tượng và tiết kiệm thời gian, chi phí thấp nhất cho người thụ hưởng, NHCSXH phối hợp thực hiện ủy thác với các tổ chức hội, đoàn thể ủy nhiệm qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Các tổ này cố nhiệm vụ giúp ngân hàng trong quá trình bình xét cho vay, giám sát tình hình sử dụng vốn, thu lãi theo quy định, hiện hoạt động khá có hiệu quả. Nhờ đó, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, đồng vốn phát huy có hiệu quả.
Tính đến nay, NHCSXH huyện Kim Bảng đang thực hiện 8 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 262 tỷ đồng cho 8.244 hộ vay vốn; hoàn thành 98,58% kế hoạch.
Bài và ảnh Thu Hà
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hưng Yên đổi mới phương thức đầu tư tín dụng chính sách
- » Vay vốn 30 triệu đồng, 5 năm sau lãi cả đàn bò
- » Kênh tín dụng giúp CCB làm giàu
- » Vượt lên chính mình từ đồng vốn chính sách
- » Không có vốn vay, chúng tôi khó thoát được nghèo
- » Hiệu quả từ đồng vốn vay
- » Tín dụng chính sách đóng góp tích cực cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
- » Gần 180.000 hộ thoát nghèo nhờ vốn chính sách tại Cần Thơ
- » Đoàn Thanh niên nhận ủy thác vốn vay ưu đãi của NHCSXH trên 20.000 tỷ đồng
- » Thanh Ba: Hạn chế tái nghèo