Bế mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII
Trong phiên bế mạc, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành: Thanh tra, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo và Tư pháp tại Kỳ họp thứ 7.
Những nội dung mà các thành viên Chính phủ đã giải trình, trả lời chất vấn và cam kết thực hiện sẽ được Quốc hội ghi nhận, tiếp tục giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các chức danh này.
Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015. Theo đó, Quốc hội sẽ lựa chọn 2 trong số 3 chuyên đề giám sát cho năm sau theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là các chuyên đề: Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004 - 2014.
Qua các phiên thảo luận, đa số đại biểu đều bày tỏ lựa chọn chuyên đề giám sát về tình hình oan sai trong tố tụng hình sự và việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh.
Cũng tại phiên họp này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
Trước đó, Quốc hội đã thảo luận về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Quốc hội đánh giá đây là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần thay đổi và cải thiện đời sống của nhiều người nghèo.
Việc Quốc hội thông qua một Nghị quyết về giảm nghèo bền vững tới năm 2020 đã tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc quan tâm đảm bảo đời sống nhân dân, nhất là người nghèo trong bất kỳ điều kiện nào.
Cùng với việc thông qua các Nghị quyết trên, Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Tại kỳ họp này, Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đây là một Nghị quyết quan trọng, cần có thêm thời gian nghiên cứu kỹ hơn để sửa đổi có chất lượng hơn, tạo đồng thuận cao hơn trong cử tri và cả đại biểu Quốc hội. Những nội dung còn có ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội về Nghị quyết này là về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, hình thức lấy phiếu, thời điểm, thời gian lấy phiếu, cũng như quy trình xử lý hệ quả của việc lấy phiếu cũng có những ý kiến khác nhau.
Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ có bài phát biểu bế mạc Kỳ họp.
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Trên 86.000 hộ nghèo được đề xuất hỗ trợ xây nhà tránh bão
- » Những dấu ấn không thể nào quên
- » Đạo đức và lương tâm của người làm báo
- » Công đoàn Ngân hàng Việt Nam biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2013
- » Thư chúc mừng của Thống đốc NHNN nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- » Nguồn tín dụng giảm nghèo thiếu trầm trọng: NÊN GIẢM DẦN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẤP PHÁT CHO KHÔNG, CHUYỂN SANG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
- » Hộ cận nghèo và một số đối tượng chính sách cũng được giảm lãi suất
- » Đảng ủy NHCSXH Trung ương làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
- » Giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng chính sách