Huyện Thạch Hà có trên 50 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn SXKD
Phóng viên:Thưa ông, sau 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, huyện Thạch Hà đã có những kết quả như thế nào?
Trả lời:Sau 15 năm thực hiện, trên địa bàn huyện Thạch Hà đã có trên 50 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động, cải tạo, xây dựng trên 30 nghìn công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa trên 900 ngôi nhà cho hộ nghèo, giúp trên 10 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập…
Huyện Thạch Hà có 30 xã và 1 trị trấn, trong đó có 10 xã ven biển, trong đó có 2 xã chịu ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm là nhu cầu bức thiết của các xã ven biển và vùng bãi ngang. Những năm qua, NHCSXH huyện đã và đang đồng hành, từng bước giúp người dân thoát nghèo, xây dựng đời sống mới. Đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện (theo tiêu chí đa chiều) chỉ còn trên 10%, hộ cận nghèo 8,8%. Vừa qua, có thêm 4 xã cán đích nông thôn mới, như vậy huyện đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thạch Hà đạt trên 420 tỷ đồng. NHCSXH huyện đã và đang triển khai hiệu quả 10 chương trình tín dụng với trên 11 nghìn hộ gia đình vay vốn.
Phóng viên: Ông có thể cho biết chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Thạch Hà được NHCSXH thực hiện như thế nào?
Trả lời: Ở huyện Thạch Hà, chất lượng tín dụng chính sách ngày một nâng cao. Toàn huyện hiện có 20/31 xã, thị trấn không có nợ quá hạn (chiếm 0,65% số xã trên địa bàn); con số cụ thể nợ quá hạn là 250 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ các chương trình tín dụng. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tại huyện Thạch Hà quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động của NHCSXH. Đến nay, đã có 31/31 Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện và thực hiện tốt vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn xã, chỉ đạo các hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp với NHCSXH làm tốt hoạt động cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm… góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách.
Huyện Thạch Hà có trên 400 Tổ tiết kiệm và vay vốn, đến nay 100% số tổ đều nhận tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các tổ viên. Như thành lệ, hàng tháng, những hộ nghèo và các đối tượng chính sách tham gia gửi tiền tiết kiệm định kỳ từ 10.000 - 20.000 đồng/hộ, những hộ khá giả hơn thì gửi 50.000 - 100.000 đồng/hộ. Đến nay, toàn huyện đã nhận được 12 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của người nghèo và đối tương chính sách cho NHCSXH.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, hàng năm các huyện trích ngân sách tối thiểu 200 triệu đồng chuyển sang NHCSXH, riêng năm 2017, huyện Thạch Hà đã trích 400 triệu đồng ủy thác qua NHCSXH để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận thêm vốn vay ưu đãi. Nâng tổng nguồn vốn ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH là 800 triệu đồng, qua đó giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có thêm điều kiện tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất kinh doanh, thoát nghèo bền vững.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Hồ Khánh Thiện thực hiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hưng Yên có 10 nghìn lượt hộ thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi
- » Ở đâu có người nghèo, ở đó có NHCSXH
- » Tổng kết khóa đào tào cán bộ lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh
- » Tín dụng ưu đãi tiếp sức cho người nghèo ở Đắk Lắk
- » Giúp nông dân Lâm Đồng làm giàu
- » Giảm nghèo ở vùng Đồng Tháp Mười
- » “Luỹ thép” Vĩnh Linh giảm nghèo bền vững từ tín dụng chính sách
- » Thổi bùng hơi ấm nông thôn mới
- » Điểm tựa thực hiện bình đẳng giới
- » Chia sẻ yêu thương, kiến tạo tương lai