NHCSXH huyện U Minh đồng hành cùng người nghèo
Anh Phạm Công Kha, cán bộ tín dụng NHCSXH huyện U Minh, tâm sự: “Là cán bộ tín dụng ở một huyện nghèo, điều kiện còn hết sức khó khăn, đòi hỏi mình phải tâm huyết, chia sẻ và thấu hiểu những những cái khó, cái khổ của người dân. Niềm vui lớn nhất của mình cũng như anh em đang công tác tại NHCSXH huyện là các hộ nghèo sử dụng vốn vay, đầu tư sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, góp phần nhiều hơn cho sự nghiệp giảm nghèo của huyện”.
Với đặc thù sản xuất nông nghiệp, xã Nguyễn Phích có 20 ấp với 48 Tổ tiết kiệm và vay vốn uỷ thác qua 4 hội, đoàn thể, dư nợ 23,6 tỷ đồng. Hầu hết bà con vay vốn để cải tạo đất đai phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng lúa, thả cá, chăn nuôi lợn… nguồn vốn vay được bà con sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế.
Gần 10 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Nguyễn Thanh Thuỳ ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, cho biết, hiện tổ có 41 thành viên đang có dư nợ 677 triệu đồng, không có nợ quá hạn, gửi tiết kiệm trên 24 triệu đồng. Từ khi có các chương trình cho vay ưu đãi của NHCSXH đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn vùng sâu, vùng xa tại xã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, giúp họ có cơ hội thoát nghèo.
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH huyện U Minh đồng hành với người dân trải qua bao khó khăn, thử thách. Nay mạng lưới NHCSXH huyện trải rộng khắp 8 xã, thị trấn với 97/97 khóm, ấp đều có Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động. Nhờ đó, bà con đến giao dịch rất thuận tiện, tiết kiệm cả thời gian và chi phí đi lại.
Đến nay, dư nợ toàn huyện đạt trên 146 tỷ đồng với hơn 13.000 hộ tham gia vay vốn. Từ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH, đời sống của bà con nơi đây giảm bớt khó khăn. Các mô hình nuôi heo, nuôi cá bống tượng, trồng mía, trồng hoa màu… giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.
Đặc biệt, từ khi thực hiện Đề án củng cố nâng cao tín dụng chính sách trên địa bàn thì nguồn vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn được nâng lên rõ rệt, trong đó có vai trò không nhỏ của những cán bộ tín dụng, những người đồng hành cùng dân nghèo trên chặng đường phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Hồng Phượng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Vì chất lượng cuộc sống
- » Nông dân Tam Đảo bàn cách làm giàu
- » Hộ cận nghèo ở Trấn Yên được tiếp sức
- » Nỗ lực giúp người dân làm giàu
- » Góp phần đổi thay vùng quê Nam Bộ
- » Hà Tĩnh: Chuyển biến chất lượng hoạt động tín dụng ưu đãi
- » Tiếp sức sinh viên đến trường
- » Chuyện về phụ nữ sử dụng vốn vay ưu đãi
- » Bức tranh trung du miền núi đã đổi thay