Chuyện về phụ nữ sử dụng vốn vay ưu đãi
Là một trong những hộ thuộc diện khó khăn của thôn Sen Đông, xã Mường Then, huyện Than Uyên nhưng chị Kiều Thị Mơ không ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà đã nêu cao ý thức khắc phục mọi khó khăn để vươn lên.
Năm 2008, với số vốn vay 15 triệu đồng hộ nghèo của NHCSXH huyện, chị thống nhất với chồng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi lợn. Ban đầu, chị mua vài con lợn nái về nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, chị đã áp dụng cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh định kỳ cho lợn theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên chỉ 11 tháng sau đã xuất chuồng được 2 lứa lợn giống.
Từ hiệu quả kinh tế do mô hình chăn nuôi mang lại, gia đình chị Mơ tiếp tục mở rộng chuồng trại, tăng số lượng đàn lợn nuôi để đến nay trong chuồng nhà chị có 4 con lợn nái, trung bình mỗi năm đẻ 60 - 70 lợn con, giúp gia đình chủ động được nguồn lợn giống dịp Tết vừa qua, xuất bán ra thị trường hơn 4 tấn lợn thịt.
Từ chăn nuôi lợn, kinh tế gia đình chị ngày càng khá giả, vừa trả hết nợ nần, vừa tích luỹ. Đầu tư trồng 8 sào chuối xuất khẩu, sắm máy xay xát lương thực phục vụ bà con trong vùng.
Cũng thành công từ việc sử dụng vốn vay ưu đãi vào chăn nuôi lợn nhưng chị Tòng Thị Chanh ở bản Bó Đun, xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên lại có cách làm khác. Cách đây 6 năm, sau khi tìm hiểu kiến thức chăn nuôi qua sách báo, xem ti vi và tham quan các hộ chăn nuôi giỏi ngoài thị trấn huyện, chị Chanh quyết định vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi và thông qua Hội Phụ nữ nhận uỷ thác của ngân hàng. Nhận tiền vay, chị tiến hành nuôi lợn nái, sau đó chuyển sang nuôi lợn thịt. Nhờ siêng năng chịu khó và thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, mà đàn lợn phát triển nhanh, nên sau 2 năm gia đình chị trả lại sổ nghèo cho xã và trả hết tiền vay ngân hàng. Bản thân chị đạt danh hiệu thi đua phụ nữ 2 giỏi cấp huyện. Chị Chanh cho biết: “Nhờ đồng vốn ưu đãi tiếp sức, gia đình tôi ăn nên làm ra, thường xuyên nuôi 3 con lợn nái, một con lợn đực giống, trung bình đàn lợn nái đẻ 50 - 60 lợn con/năm giúp tôi chủ động được nguồn lợn giống để tiếp tục tăng số lượng lợn nuôi thành lợn thịt”.
Chị Lường Thị Oanh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Pắc Ta nhận xét: “Không chỉ là tấm gương vay vốn chính sách làm kinh tế giỏi, chị Chanh còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, giúp đỡ bà con trong bản về con giống, tiền vốn không tính lãi. Chị còn là phụ nữ năng động gương mẫu, vừa được mọi người tín nhiệm cao bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Chi hội Phụ nữ bản Bó Đun vùng cao Lai Châu.
Bài và ảnh Hồ Khánh Thiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Bức tranh trung du miền núi đã đổi thay
- » Chắp cánh cho những ước mơ
- » “Động lực để giảm nghèo”
- » Hội Phụ nữ Đăk Nông giúp hội viên vượt khó
- » Hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên
- » Giúp dân thoát nghèo bền vững
- » Nậm Đét thơm lừng hoa quế
- » Thanh niên Bắc Ninh vay vốn làm nghề mộc
- » Bài học thoát nghèo ở Yên Bái