Xuân ấm xứ Nghệ
Động lực cho những lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo
Tại bản Tân Sơn, xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, hai năm trước, gia đình bà Vi Thị Hiệu, người dân tộc Thái là người đầu tiên viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Bà Hiệu chia sẻ, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc và NHCSXH huyện, bà được vay vốn phát triển kinh tế, làm nhà ở và cho con đi xuất khẩu lao động… Hai ông bà làm một sào ruộng nước, nuôi hai con trâu và một ít gia cầm. Tuy thu nhập chưa cao nhưng ổn định và khá hơn nhiều gia đình khác trong bản, nên bà đã viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhường chế độ ưu đãi của Nhà nước cho những gia đình khó khăn hơn… Cũng ở xã Môn Sơn, gia đình chị Hà Thị Nhàn ở bản Xiềng, do cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, được vay vốn từ NHCSXH, vợ chồng dần gây dựng được đàn gà, chăn nuôi lợn và trồng rau màu để có thêm thu nhập nên cuộc sống đã đỡ vất vả dần khấm khá. Chị Nhàn đã bàn với chồng viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn…
Con Cuông là một trong những địa phương miền núi khó khăn của tỉnh Nghệ An, nhưng nhờ có xúc tác từ nguồn vốn ưu đãi đã vươn lên thoát nghèo. Lãnh đạo huyện ủy Con Cuông cho biết: Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn ưu đãi và các chương trình lồng ghép khác, nhiềuhộ dâncó ý thức vươn lên tự tin viết đơn xin thoát nghèo. Đây thật sự là làn gió mới cho “cuộc cách mạng” giảmnghèo ở huyện nghèo Con Cuông. Điềunày cũng minh chứng cho sự đổi mới trong chính sách giảm nghèo hộ cận nghèo được NHCSXH cho vaytheo hướng “trao cần câu, không trao con cá”. Theo con số thống kê trao con cá”. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, tính đến nay, toàn huyện Con Cuông có 433 gia đình viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo (giai đoạn từ 2012 - 2020), nhiều nhất là năm 2016 có 267 hộ, xã Yên Khê viết đơn xin rút khỏi hộ nghèo.
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, với hơn 50% dân số là người DTTS và có 2/3 số xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Quỳ Hợp đã phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi, áp dụng KHKT để phát triển nhiều mô hình kinh tế… Chị Lô Thị Hoa, bản Muộng, xã Châu Thái hộ cận nghèo được NHCSXH cho vay 30 triệu mua được cặp bò giống. Năm 2018 sinh sản ra được sáu con, mở thêm ao, nay gia đình đã thoát nghèo”. Gia đình bà Vi Thị Xuân, bản Chọong, xã Châu Lý đã biết phát huy vùng đặc thù, biến những cái khó của địa phương thành lợi thế để đầu tư mô hình kinh tế tổng hợp trồng rừng, chăn nuôi, chế biến gỗ, đóng gạch táp lô đem lại thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm. Tại xã Châu Đình, sau khi nghỉ hưu, ông Chu Quốc Trụ về Quỳ Hợp phát triển kinh tế trang trại. Ban đầu với đồng vốn ít ỏi tích lũy được, cộng với hơn 1 tỷ đồng nguồn vốn vay giải quyết việc làm của NHCSXH, ông đầu tư trồng 6ha cam, xây dựng chuồng trại nuôi bò, đào ao cá. Nay trang trại kinh tế tổng hợp của ông đã trở thành điển hình trên địa bàn Quỳ Hợp.
Giám đốc NHCSXH huyện Quỳ Hợp Nguyễn Thanh Hải cho biết: Doanh số cho vay hộ nghèo trong 10 năm qua đạt gần 431 tỷ đồng, với 14.775 lượt hộ nghèo được vay vốn. Nhờ nguồn vốn cho vay trong giai đoạn 2011 - 2020 đã giúp cho 4.316 hộ nghèo đã thoát nghèo. Các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đời sống được nâng lên rõ rệt, chuyển biến được cách nghĩ, cách làm ăn và ý thức trả nợ, lãi cho Nhà nước. Từ một số hộ nghèo nhờ phát huy tốt vốn vay ưu đãi đã thoát nghèo vươn lên làm giàu lan tỏa trở thành phong trào trên vùng đất miền núi Quỳ Hợp…
Hộ anh Lê Văn Thế, sinh năm 1970, là hộ nghèo ở xóm 4, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Trước đây, vợ cùng năm người con ở nhà làm nông, anh bươn chải làm đủ nghề từ vào Nam ra Bắc, nhưng rồi cũng bàn tay trắng trở về. Năm 2019, gia đình anh được NHCSXH cho vay 100 triệu đồng, anh đầu tư tham gia xây dựng trại nuôi gà nhãn hiệu “gà Phủ Diễn” theo chuỗi hợp tác xã chăn nuôi VIETGAP, quy mô mỗi lứa 3.000 con, ngoài ra anh còn tham gia cùng anh em họ hàng nuôi tôm đã cho gia đình tăng thêm thu nhập. Cuối năm 2020 gia đình anh đã thoát nghèo…
Từ nguồn vốn vay NHCSXH, Tết Tân Sửu 2021 này, gia đình anh Lương Văn Viện, một trong những hộ nghèo ở bản Châu Quệ, xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp dùng nguồn vốn vay từ NHCSXH phát triển chăn nuôi trâu bò, trồng rừng, mở dịch vụ xay xát… đã vươn lên thoát nghèo và đón một mùa xuân ấm cúng trong ngôi nhà mới trị giá 550 triệu đồng…
Thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách
Giám đốc NHCSXH tỉnh Nghệ An Trần Khắc Hùng cho biết: Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên và dân số lớn nhất nước với 21 huyện, thị xã trong đó có 3 huyện nghèo 30a. Dân số hơn 3,3 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Khơ mú, Đan Lai… chiếm tỷ lệ 15,2%. Nghệ An vẫn còn là tỉnh nằm trong top nghèo của cả nước.
Trong 10 năm qua (2011 - 2020), NHCSXH tỉnh Nghệ An đã và đang quản lý 19 chương trình tín dụng. Doanh số cho vay 20.309 tỷ đồng, với gần 807 nghìn lượt khách hàng được vay vốn, bình quân cho vay 25,2 triệu đồng/khách hàng; doanh số thu nợ các chương trình tín dụng đạt 15.571 tỷ đồng. Đến 31/12/2020 tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 9.008 tỷ đồng, tăng 5.115 tỷ đồng, tăng 131,4% so với năm 2010, với hơn 232 nghìn hộ dư nợ, bình quân dư nợ 38,8 triệu đồng/hộ.
Hiệu quả từ vốn vay của NHCSXH thật sự rõ nét với 209 nghìn lượt hộ nghèo, 139 nghìn lượt hộ cận nghèo và 52,2 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 116,2 nghìn lượt hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn cho con em học tập; hơn 22 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ưu đãi; 4,2 nghìn lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động; gần 161 nghìn hộ gia đình vay vốn để sửa chữa và xây mới công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; 26,7 nghìn căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167, 33 và 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xây dựng; gần 62 nghìn hộ ở vùng khó khăn được vay vốn SXKD… Đa số hộ nghèo được nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong SXKD để tạo thu nhập, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tăng cường huy động nguồn vốn, tích cực triển khai các chương trình để cho vay theo nhu cầu thực tế, định hướng của từng địa phương nhằm bảo đảm hoàn thành các tiêu có liên quan. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH đã góp phần tạo ra những đổi thay, chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn. Đến nay tổng dư nợ tại các xã nông thôn mới đạt 5.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,5%/tổng dư nợ, với hơn 171 nghìn khách hàng còn dư nợ.
Hoạt động ủy thác do NHCXH và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện có hiệu quả, cùng với việc tăng lên về quy mô mạng lưới và dư nợ, chất lượng hoạt động ủy thác tiếp tục được nâng lên rõ rệt. Tổng dư nợ tăng 130%, nợ quá hạn giảm gần một nửa so với năm 2010, chất lượng đánh giá hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội các cấp và mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn liên tục tăng lên hằng năm và đạt mức cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh ghi nhận: Tín dụng chính sách do NHCSXH tỉnh Nghệ An triển khai thực sự là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn vay cũng như nâng cao được đời sống, kinh tế của người dân, các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đến quy trình cho vay từ xác định đối tượng, cho vay, hỗ trợ cũng như định hướng người dân trong việc lựa chọn mô hình, ngành nghề kinh doanh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh để đảm bảo hiệu quả đồng vốn vay…
Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo Nghệ An giảm 10,76%, từ 22,86% năm 2010 xuống 12,1% năm 2015; giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 12,1% xuống còn 4,11% cuối năm 2019; hộ cận nghèo giảm từ 10,23% năm 2015 xuống còn 7,57% cuối năm 2019. Đây là kết quả rất đáng khích lệ.
Bài và ảnh Minh Thư - Thành Châu
Các tin bài khác
- » Xuân về trên vùng núi cao Yên Bái
- » Trái ngọt mùa xuân từ nguồn vốn chính sách
- » Thơ "Em tròn mười tám"
- » Hành trình của niềm tin và sứ mệnh vì người nghèo
- » Tăng công lực cho phương thức truyền tải nguồn vốn chính sách
- » Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020: 10 NĂM VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN VƯỢT BẬC
- » CHỈ THỊ SỐ 40-CT/TW: Tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội
- » NGÀNH NGÂN HÀNG 2020: Khẳng định bản lĩnh giữa khó khăn
- » THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CỦA THỐNG ĐỐC NHNN VIỆT NAM
- » Công đoàn cơ sở NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi tặng quà Tết cho người nghèo