Xây dựng nông thôn mới từ tín dụng chính sách
Ưu tiên nguồn lực đầu tư
UBND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội qua việc chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng nguồn vốn từ ngân sách thành phố ủy thác sang NHCSXH đạt trên 2.000 tỷ đồng; ngân sách các quận, huyện, thị xã cũng đã chuyển sang 265 tỷ đồng; MTTQ và các quận, huyện, thị xã ủy thác hơn 15 tỷ đồng. Đặc biệt, nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua NHCSXH TP Hà Nội có 500 tỷ đồng cho vay thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và trên 108 tỷ đồng cho vay hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn. Thông qua mạng lưới NHCSXH, hiện 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các xã, phường, thị trấn được vay vốn.
Các chương trình tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho người dân thủ đô phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống.
Hướng tới giảm nghèo bền vững
Nhờ có sự chỉ đạo thường xuyên của Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố các cấp, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các hội, đoàn thể và các sở, ban ngành, NHCSXH TP Hà Nội đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi.
Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, từ 7 chương trình cho vay với dư nợ 1.821 tỷ đồng, đến nay, sau 10 năm, NHCSXH TP Hà Nội đã triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt 7.000 tỷ đồng, gấp 3,85 lần; tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm là 24%. Tăng trưởng đi đôi với an toàn, hiệu quả; chất lượng tín dụng chính sách luôn được chi nhánh quan tâm củng cố, nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,07% trên tổng dư nợ, trong đó có 10 quận, huyện không có nợ quá hạn.
Nguồn vốn ưu đãi sau 10 năm mở rộng địa giới Thủ đô đã tạo điều kiện hỗ trợ cho trên 500 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn; góp phần giúp cho 220 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 400 ngàn lao động; giúp cho trên 140 ngàn HSSV được vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo gần 440 ngàn công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng trên 8 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo.
Theo chiến lược phát triển NHCSXH trong giai đoạn tới sẽ có 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. Dư nợ tăng trưởng hằng năm khoảng 8 - 10%; nợ đến hạn cũng sẽ được xử lý kịp thời theo quy định và duy trì ở mức dưới 0,2% tổng dư nợ.
Bài và ảnh Trâm Anh Báo Kinh tế và Đô thị
Các tin bài khác
- » Vốn vay giúp người trồng hoa ở Sa Pa giàu có hơn
- » Mù Cang Chải thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay chính sách
- » Những CCB góp sức làm giàu quê hương Phú Thọ
- » Đón đầu xu hướng ngân hàng số cho người nghèo
- » Phát huy nguồn vốn chính sách xã hội
- » Hoạt động tín dụng chính sách ở Hậu Giang
- » Đòn bẩy cho xuất khẩu lao động ở Phong Thổ
- » Biến đam mê thành hiện thực
- » CCB Sông Hinh vượt khó vươn lên từ vốn chính sách
- » Sát cánh cùng thanh niên lập nghiệp