Vốn chính sách trên cao nguyên Lâm Đồng
Giám đốc NHCSXH tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Thanh Lân, cho biết: Sau 12 mùa xuân xây dựng và phát triển, đến nay, dư nợ của chi nhánh đạt trên 2.120 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt hơn 550 tỷ đồng với 37 nghìn lượt khách hàng được vay vốn, tăng 200 tỷ đồng so với năm 2013, doanh số thu nợ đạt 415 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước và số nợ quá hạn chỉ chiếm 0,47% tổng dư nợ.
Đạt được những kết quả đó, nhất là có khí thế vui tươi, phấn khởi trong lao động ngay từ những ngày đầu năm mới, chi nhánh luôn tuân thủ các quy định hoạt động của ngành, bám sát các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện mục đích tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Thời gian qua, ngân hàng từ tỉnh đến huyện đã phối hợp cùng các tổ chức hội, đoàn thể họp giao ban định kỳ, nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện uỷ thác cho vay, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tiến hành bình xét cho vay công khai, dân chủ, đúng đối tượng và thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng nguồn vốn chính sách.
Tiêu biểu là các cấp Hội Nông dân của tỉnh Lâm Đồng trong 5 năm gần đây đã phối hợp với NHCSXH cho 47 nghìn hội viên vay trên 800 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn ủy thác của NHCSXH, phục vụ thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, tạo thêm việc làm trong khu vực nông thôn.
Cùng với 9 chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện Cát Tiên đã triển khai tốt, bài bản việc cho vay hộ cận nghèo, mở ra nhiều cơ hội giúp các hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Sau kỳ nghỉ Tết vừa qua, NHCSXH huyện Cát Tiên đã triển khai cho vay ngay nguồn vốn bổ sung mới, nâng số hộ cận nghèo được tiếp cận lên 761 hộ với 20 tỷ đồng, trong đó đáng kể đến gia đình bà Phạm Thị Liên ở thôn Cao Sinh, xã Gia Viễn được vay 50 triệu đồng để mở rộng cơ sở chăn nuôi. Với đàn bò giống 7 con, trong tương lai gần, kinh tế nhà bà Liên chắc chắn khấm khá, thoát nghèo bền vững.
Trong quý I năm 2015, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng có kế hoạch phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng lồng ghép với chuyển giao tiến bộ KHKT nhằm nâng cao hiệu quả vốn chính sách; kiện toàn hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức việc giao dịch tại xã đi vào nề nếp, đúng quy trình nghiệp vụ và thời gian giao dịch, để giúp cho các thông tin, chính sách tín dụng mới được công khai, đầy đủ, kịp thời và đạt hiệu quả trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh, xóa nghèo bền vững.
Bài và ảnh Trần Đông
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Dân hiểu và dùng vốn đúng
- » Mô hình vùng cao biên giới thoát nghèo
- » Vốn chính sách giúp phụ nữ Mai Châu thoát nghèo
- » Sử dụng vốn vay chính sách chuyển hướng chăn nuôi hiệu quả
- » Tín dụng chính sách góp phần quan trọng giảm nghèo ở Hưng Yên
- » Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở xã vùng cao
- » Đồng hành cùng hộ nghèo
- » Phụ nữ Tam Quan Nam quản lý vốn tốt nguồn vốn vay
- » Vốn ưu đãi tiếp sức hộ nghèo
- » Hướng đến sự phát triển bền vững