Vĩnh Phúc với mục tiêu giảm nghèo bền vững
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Vĩnh Phúc đã kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, đảm bảo chế độ thông tin, chỉ đạo điều hành giữa các ngành chức năng; đôn đốc cơ quan chức năng đẩy mạnh tiến độ hoàn thành cuộc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, từ đó tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế. Điển hình là chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng giành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị; trích ngân sách hỗ trợ quỹ hỗ trợ nông dân nghèo; quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo.
Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương Vĩnh Phúc là một trong 16 tỉnh, thành phố có vốn ủy thác trên 100 tỷ đồng cho NHCSXH để thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Cụ thể năm 2015, tỉnh đã chuyển ngân sách sang NHCSXH với số tiền hơn 40 tỷ đồng; năm 2016 Vĩnh Phúc bổ sung thêm 177 triệu đồng cho hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn vay; bổ sung kinh phí hỗ trợ lãi suất cho hộ vay vốn từ Quỹ giải quyết việc làm 515 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho công tác đối chiếu, phân tích nợ 105 triệu đồng; các huyện hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho NHCSXH 314 triệu đồng. Năm 2017, tỉnh tiếp tục bổ sung kinh phí ủy thác cho NHCSXH 60 tỷ đồng, huy động nguồn lực từ Công ty HONDA 31 tỷ đồng; điều chuyển hơn 17 tỷ đồng cho vay xuất khẩu lao động năm 2016 chuyển sang, nâng tổng số nguồn vốn ủy thác của tỉnh cho vay giải quyết việc làm thông qua NHCSXH lên 221 tỷ đồng.
Là đơn vị chủ lực trong thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách, năm 2017 tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đạt trên 2.210 tỷ đồng. Thông qua vốn vay ưu đãi, người nghèo đã chuyển hướng đầu tư sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng thu nhập bình quân lên 72 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2010 đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,72%/năm. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chỉ còn 2,89%.
Theo số liệu Sở LĐTB&XH, năm 2017, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động; trong đó 1.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Năm 2018, để đạt mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 23.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giảm từ 0,5 đến 1% hộ nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giành hơn 420 tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh các hoạt động cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Bài và ảnh Hồ Khánh Thiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Niềm vui trên những vùng đất khó
- » “Ngân hàng lưu động”
- » Giúp người dân thoát nghèo bền vững
- » Gỡ khó cho người nghèo
- » Điểm tựa cho hội viên CCB tỉnh Bắc Giang
- » Tín dụng chính sách đẩy lùi “tín dụng đen” ở nông thôn
- » “Cánh tay nối dài” của NHCSXH
- » Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng trong giảm nghèo
- » Kết nối yêu thương trên quê hương câu hò điệu ví
- » Nhọc nhằn tín dụng chính sách nơi vùng biên